Khối lượng cà phê của Brazil xuất khẩu sang thị trường UAE tăng 22% trong năm 2019 lên 139.426 bao. Tuy nhiên, xét về kim ngạch lại giảm 10,65% xuống 205,4 triệu USD.
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 11/2019 đạt 9,31 triệu bao so với 10,22 triệu bao trong tháng 11/2018, theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO).
Sản lượng cà phê thế giới năm 2019 - 2020 dự kiến thấp hơn 5,3 triệu bao (60 kg) so với năm trước, xuống còn 169,3 triệu, chủ yếu là do vụ mùa cà phê arabia của Brazil bước vào năm cuối của chu kì sản xuất hai năm một lần.
Brazil, quốc gia cung cấp cà phê hòa tan lớn nhất thế giới, đang đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Đông Nam Á, đặc biệt hướng tới những quốc gia đối thủ trong đó có Việt Nam.
Nhật Bản đẩy mạnh nhập khẩu vỏ quả hoặc vỏ hạt cà phê đạt 1,7 nghìn tấn, trị giá 326 nghìn USD, tăng 427,5% về lượng và 468,3% về trị giá so với cùng kì năm 2018.
Theo báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 10 đạt 8,91 triệu bao, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017. Con số này này thể hiện mức giảm 13,4% so với cùng kì năm 2018 và 2,4% so với cùng kì năm 2017.
Lũy kế 11 tháng năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,473 triệu tấn, trị giá hơn 2,5 tỉ USD, giảm 14,6% về lượng và giảm 22,2% về trị giá so với 11 tháng năm 2018.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), xuất khẩu bông tại Brazil trong niên vụ năm nay dự báo sẽ tăng 41,6% so với niên vụ trước, bên cạnh đó, tiêu thụ bông trong nội địa cũng được dự báo sẽ tăng 3%.
Vì sản lượng cà phê năm 2019 - 2020 thấp hơn, các nhà xuất khẩu cà phê không đủ nguồn cung sẵn có và phải tập trung vào việc duy trì doanh số bán hàng tại châu Âu nhằm giữ thị phần.
Ethiopia đang tập trung khai thác tiềm năng từ thị trường Trung Quốc cho sản phẩm cà phê hữu cơ, theo ông Tatek Girma, Giám đốc Phát triển và Xúc tiến Thị trường tại Cơ quan Cà phê và Trà Ethiopia (ECTA).
Theo báo cáo từ Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong năm 2018 - 2019 ước tăng 3,7% lên 168,87 triệu bao, gồm một phần của vụ mùa mới của các nước sản xuất với các vụ mùa bắt đầu vào tháng 4 và tháng 7.
Chính phủ Ethiopia và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức bắt tay vào chương trình giá trị 15 triệu euro (khoảng 16,5 triệu USD) nhằm thúc đẩy ngành cà phê của Ethiopia.
Xuất khẩu cà phê của Honduras dự kiến sẽ giảm vụ thu hoạch tiếp theo vì giá cà phê giảm trên thị trường toàn cầu và biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trên khắp quốc gia Trung Mỹ.