Xử lí nợ xấu theo Nghị quyết 42 được tập trung ở nhóm 6 ngân hàng Agribank, BIDV, VietinBank, ACB, Techcombank, Sacombank
Ảnh minh hoạ.
Theo đánh giá của Tổng kiểm toán Nhà nước (SAV) trong bản Đề cương Kiểm toán chuyên đề việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42 (NQ42) về thí điểm xử lí nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đồng loạt chỉ đạo các TCTD và VAMC triển khai nhiều biện pháp tích cực xử lí nợ xấu.
Kết quả xử lí nợ xấu xác định theo NQ42 bằng hình thức khách hàng trả nợ tăng mạnh phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện khi các TCTD và VAMC có quyền thu giữ TSĐB.
Mặt khác, NHNN cũng đã có một số văn bản nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lí về xử lí nợ xấu cụ thể như hoàn thiện khung khổ pháp lý cho VAMC; các qui định về cấp phép, thanh tra; các qui định về đảm bảo an toàn của hoạt động ngân hàng, tăng cường công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.
Từ 15/8/2017 đến 30/6/2018, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 138,29 nghìn tỉ đồng nợ xấu được xác định theo NQ42 (không bao gồm nợ xấu được xử lí bằng dự phòng rủi ro). Trong đó gồm 70,2 nghìn tỉ đồng nợ xấu nội bảng, chiếm 50,78% tổng nợ xấu đã xử lí; 21,5 nghìn tỉ đồng các khoản nợ hạch toán ngoài bảng cân đối chiếm tỉ lệ 15,61%; 46,4 nghìn tỉ đồng các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC chiếm tỷ lệ 33,59%.
Đáng chú ý, nợ xấu của 6 TCTD gồm: Agribank, BIDV, VietinBank, ACB, Techcombank, Sacombank được NHNN lựa chọn để tập trung chỉ đạo xử lí nợ xấu chiếm 52,78% nợ xấu toàn hệ thống. Kết quả xử lí nợ xấu của 6 TCTD này đạt 77,6 nghìn tỉ đồng chiếm tỉ trọng 56,3% nợ xấu theo NQ42 được xử lí toàn hệ thống.
Trong đó, nợ xấu được xử lí từ khối NHTM có vốn nhà nước ước đạt 68,9 nghìn tỉ đồng, chiếm khoảng 49,8% tổng nợ xấu xác định theo NQ42 được xử lí trên toàn hệ thống. Nhóm ngân hàng này cũng đã sử dụng 43,8 nghìn tỉ đồng DPRR để xử lí nợ xấu nội bảng.
Theo thống kê của NHNN, đến 31/1/2019, ước tính toàn hệ thống TCTD đã xử lí được khoảng 204,4 nghìn tỉ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, ước đạt 40,1% tổng nợ xấu được xác định theo Nghị quyết này. Trong đó, riêng năm 2018 đã xử lí được khoảng 113,4 nghìn tỉ đồng.
Bên cạnh đó, NHNN cũng phối hợp với một số Bộ, ngành, UBND các tỉnh Thành phố TW và các cơ quan có liên quan để rà soát các vướng mắc, bất cập, xung đột pháp lí giữa hệ thống văn bản qui phạm pháp luật ngành ngân hàng với hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật khác để tạo khuôn khổ pháp lí đồng bộ thực hiện triển khai Nghị quyết 42 một cách có hiệu quả.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/