|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xử án Phạm Công Danh: Bị cáo làm vì muốn tốt, muốn cứu VNCB

09:08 | 18/01/2018
Chia sẻ
Bị cáo Hoàng Đình Quyết thừa nhận các hành vi liên quan tới 4 công ty vay vốn 603 tỷ đồng, nói làm vì mục đích cứu VNCB theo chủ trương của lãnh đạo.
xu an pham cong danh bi cao lam vi muon tot muon cuu vncb Xét xử Phạm Công Danh chiều 17/1: Đường đi của khoản tiền vay gần 1.700 tỷ đồng tại TPBank
xu an pham cong danh bi cao lam vi muon tot muon cuu vncb Uẩn khúc mục đích sử dụng 4.700 tỷ đồng VNCB vay từ BIDV, mắt xích Công ty Hải Tiến

Phiên tòa xét xử sơ thẩm Phạm Công Danh và đồng phạm đang diễn ra phần xét hỏi liên quan tới hành vi cố ý làm trái trong việc dùng tiền gửi tại TPBank bảo lãnh và trả nợ thay cho 11 Công ty vay vốn để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung. Hành vi này gây thiệt hại cho VNCB 1.740 tỷ đồng.

Làm vì VNCB, mong xem xét lại trách nhiệm liên đới

Bị cáo Hoàng Đình Quyết, nguyên trưởng phòng tín dụng VNCB là người được Phạm Công Danh giao nhiệm vụ chuẩn bị biên bản họp Hội đồng tín dụng - đầu tư (thực chất không họp mà chỉ có biên bản), các hợp đồng ủy thác đầu tư với Quỹ Lộc Việt và 3 công ty do Nguyễn Việt Hà giới thiệu (Công ty An Lộc, Thạch Hà và Minh Quang; các phụ lục hợp đồng và phối hợp với Nguyễn Kim Cẩm Vân, kế toán Quỹ Lộc Việt trình TPBank và VNCB ký trong gói tín dụng 1.667 tỷ đồng ở TPBank.

xu an pham cong danh bi cao lam vi muon tot muon cuu vncb

Bị cáo Hoàng Đình Quyết bị cáo buộc đã giúp sức cho Phạm Công Danh và phải liên đới chịu trách nhiệm, cùng tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

Tại tòa, bị cáo Quyết khai chỉ thực hiện ký tên trên Biên bản họp Hội đồng tín dụng đầu tư và tên trên 4 thư bảo lãnh của 4 công ty Thạch Hà, Thịnh Phát, Đại Phát Việt Nam và Long Khánh với tổng số tiền vay 603 tỷ đồng. Còn 7 công ty khác trong số 11 công ty còn lại trong gói vay vốn, bị cáo Quyết không biết. Do đó, hành vi của bị cáo phạm tội tới đâu, bị cáo mong được xem xét tới đó chứ không thể buộc trách nhiệm liên đới với tất cả 11 công ty cùng khoản vay hơn 1.700 tỷ đồng.

Bị cáo Quyết cũng cho biết tại thời điểm tham gia làm việc tại VNCB, ngân hàng đang có số nợ lớn, cần duy trì thanh khoản. Bị cáo chỉ nghĩ rằng làm những điều tốt nhất cho VNCB, cứu VNCB theo chủ trương chung của các cấp lãnh đạo, cùng ban lãnh đạo ngân hàng giữ thanh khoản, đảm bảo không phá sản. Bị cáo mong muốn được HĐXX xem xét.

Các bị cáo thay đổi lời khai, không quen biết Phạm Công Danh

Bị cáo Hà Văn Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Đại Phát Việt Nam là người đại diện trước pháp luật Công ty Đại Phát Việt Nam. Cáo trạng dẫn lời khai của bị cáo Bình đã ủy quyền cho Đỗ Phương Nam là Phó giám đốc sử dụng pháp nhân Đại Phát Việt Nam ký hồ sơ vay 170 tỷ đồng tại TPBank để mua 170 trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh trị giá 170 tỷ đồng và chuyển 170 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh để Phạm Công Danh sử dụng.

xu an pham cong danh bi cao lam vi muon tot muon cuu vncb
Bị cáo Phạm Công Danh

Tuy nhiên tại phiên tòa, bị cáo Bình đã thay đổi lời khai. Bị cáo cho biết chưa hề ký giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền cho bị cáo Đỗ Phương Nam để thực hiện hành vi. Bị cáo cũng không quen biết Phạm Công Danh nên không thể nói bị cáo đồng phạm với Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB; đã phạm vào tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bị cáo Bình mong HĐXX xem xét lại hành vi của bị cáo.

Tại cơ quan điều tra, trước đó bị cáo Bình cũng có thay đổi lời khai. Trước khi bị cáo Bình bị cơ quan điều tra gọi lên đã được bị cáo Nguyễn Việt Hà gặp riêng và nhờ nói có quen biết, gặp gỡ bị cáo Danh, được bị cáo Danh mượn pháp nhân. Tuy nhiên, khi làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo Bình đã thay đổi lời khai, không quen biết bị cáo Danh và đã được cơ quan điều tra ghi nhận đúng.

Với diễn biến này, bị cáo Nguyễn Việt Hà, Giám đốc quỹ Lộc Việt không chỉ giới thiệu cho Phạm Công Danh 5 công ty làm hồ sơ vay vốn, mua bán trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh như trong cáo trạng mà là 6 công ty, bao gồm cả Đại Phát Việt Nam.

Các bị cáo khác như Đỗ Việt Bun, nguyên Trưởng nhóm KHDN hội sở TPBank, Giám đốc Công ty Khôi Nguyên Phát hay bị cáo Nguyễn Tiến Dũng, nguyên là kiểm soát viên định giá Công ty Thịnh Phát đều mong HĐXX xem xét lại hành vi phạm tội. Bị cáo Dũng ký mua 153 tỷ đồng trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, khai không biết trái phiếu là trái phép, không quen biết Phạm Công Danh nên không là đồng phạm. Dũng cũng không sử dụng số tiền đó, không cố ý làm trái nên bị cáo không thể chịu liên đới về số tiền 153 tỷ đồng.

Bị cáo Đỗ Việt Bun ký mua 109 tỷ đồng trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, nói không quen biết, không tiếp xúc Danh nên không thể giúp sức cho Phạm Công Danh. Bị cáo xác định là bị cáo bị oan. Khi quyết định mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, bị cáo tìm hiểu qua truyền thông biết được Thiên Thanh là tập đoàn lớn, làm trong lĩnh vực xây dựng và có các dự án bất động sản hoạt động tốt thời điểm đó, nghĩ rằng đầu tư sinh lời nên bị cáo đầu tư.

Khổng Chiêm

[LIVE] ĐHĐCĐ Khang Điền: Mở bán khu thấp tầng dự án liên doanh với Keppel Land từ cuối năm 2024, kinh doanh giai đoạn 1 KCN Lê Minh Xuân vào năm 2025
Theo kế hoạch năm nay, Khang Điền sẽ mở bán các sản phẩm nhà phố, biệt thự ở TP Thủ Đức và chuẩn bị đưa vào kinh doanh khu công nghiệp khi điều kiện thuận lợi.