|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh sáng 24/1: HĐXX nhắc nhở luật sư nghiêm túc thực hiện quy định tại tòa

06:30 | 24/01/2018
Chia sẻ
Sáng nay 24/1, các luật sư bào chữa cho 46 bị cáo trọng vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 lần lượt trình bày quan điểm bảo vệ thân chủ về cáo buộc Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng của VNCB.
 
xet xu pham cong danh sang 241 hdxx nhac nho luat su nghiem tuc thuc hien quy dinh tai toa Xét xử Phạm Công Danh chiều 23/1: Luật sư đề nghị thu hồi 600 tỷ đồng từ 4 công ty
xet xu pham cong danh sang 241 hdxx nhac nho luat su nghiem tuc thuc hien quy dinh tai toa Xét xử Phạm Công Danh sáng 23/1: Phan Thành Mai chỉ ra những số liệu không chính xác việc VNCB bị âm vốn điều lệ

HĐXX nhắc nhở luật sư nghiêm túc thực hiện quy định tại tòa

HĐXX mời các Luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng, luật sư Xuân bào chữa cho bị cáo Hồ Thị Đi, bị cáo Thành; tuy nhiên luật sư của 2 bị cáo này không có mặt. Hai bị cáo thực hiện quyền tự bào chữa. HĐXX đề nghị các vị luật sư nghiêm túc thực hiện quy định tại tòa và chỉ những trường hợp được tòa cho phép mới được bào chữa sớm.

Các bị cáo liên tục xin giảm mức án

Luật sư Nguyễn Xuân Hưng bào chữa cho bị cáo Trần Hiệp (nguyên thành viên HĐQT VNCB, giám đốc Công ty TNHH MTV Phong Hiệp, VKs đề nghị mức án 4-5 năm tù), bị cáo Lê Duy Thọ (Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Kỳ Nam, VKS đề nghị mức án 3 năm tù, cho bị cáo hưởng án treo).

Luật sư nêu quá trình làm việc tại Tập đoàn Thiên Thanh. Mức lương hưởng từ Tập đoàn Thiên Thanh chứ không phải từ việc cho làm giám đốc công ty Phong Hiệp như cáo trạng.

Bị cáo không biết các chứng từ đó là gì, bảo ký là ký, thậm chí ký vào giấy A4 trồng. Do sự thiếu hiểu biết, quá tin tưởng vào nhân viên hành chính tập đoàn Thiên Thanh. Bị cáo thừa nhận hành vi, tuy nhiên, mức án của bị cáo là quá nghiêm khắc đối với bị cáo. Do đó HĐXX xem xét đối với hình phạt của bị cáo Trần Hiệp, bởi bị cáo đã rất ăn năn, hối hận trước hành vi của mình.

Bản thân bị cáo Hiệp đang bị bệnh nan, sức khỏe không đảm bảo, phải chữa lâu dài. Luật sư trình bày hoàn cành gia đình khó khăn của bị cáo, gia đình có công với cách mạng… Đề nghị HĐXX xem xét, giảm nhẹ tình tiết phạm tội cho bị cáo để bị cáo có thời gian được ở ngoài lao động, để chữa bệnh.

"Do đó tôi đề nghị HĐXX xem xét đối với trường hợp của bị cáo Hiệp, đề nghị áp mức thấp hơn mức án VKS, được hưởng án treo", luật sư nêu quan điểm.

Đối với bị cáo Lê Duy Thọ, luật sư cho biết bị cáo chấp nhận khung xử phạt VKS đã đề nghị và xin HĐXX xem xét tình tiết giảm nhẹ như gia đình có công với cách mạng, nhân thân rõ ràng, hoàn cành gia đình khó khăn…, Luật sư đề nghị HĐXX xem xét cho bị cáo hưởng án treo.

Bị cáo Hữu Thọ cho biết, trong suốt quá trình xét xử, bị cáo nhận thức sai phạm của mình, bị cáo rất hội hận, không có ý kiến gì khác. "Mong HĐXX xem xét, bị cáo không cố ý gây ra những hậu quả trên, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, không áp dụng mức phạt cách ly với xã hội".

Luật sư Trí bào chữa cho bị cáo Phạm Văn Phúc (nguyên Giám đốc công ty TNHH MTVXD Phúc Văn, VKS đề nghị mức án 3-4 năm tù), bị cáo Nguyễn Hồng Dũng (nguyên Tổng giám đốc công ty TNHH MTV XD&KD Nhà Đại Long, VKS đề nghị mức án 3-4 năm tù); và bị cáo Nguyễn Ngọc Tuấn (nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Dịch vụ An Phát, VKS đề nghị mức án 2-3 tù, cho hưởng án treo).

Luật sư cho biết vai trò của các bị cáo là giúp sức nhưng không đáng kể, đề nghị giảm hình phạt cho 3 bị cáo. "Các bị cáo có nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng..., mong HĐXX xem xét cho các bị cáo hưởng án treo để có điều kiện chăm sóc gia đình".

Trình bày tại tòa, bị cáo Tuấn cho biết không được chỉ đạo trực tiếp từ Phạm Công Danh, bị cáo chỉ là nhân viên của Thiên Thanh, bị cáo không được hưởng lợi. Quá trình điều tra bị cáo cũng hợp tác với cơ quan điều tra, bản thân bị cáo cũng đang bị bệnh. Do không hiểu biết pháp luật nhiều nên mới sai phạm.

Về phần các số tiền vay, bị cáo không sử dụng nên mong HĐXX thu hồi của những người đã sử dụng. Tuấn xin HĐXX xem xét để có điều kiện chăm sóc gia đình và bản thân.

Bị cáo Phạm Văn Phúc mong HĐXX xem xét cho hình phạt nhẹ vì chỉ là người làm công ăn lương. Bị cáo kí vay nhưng không có biết. Gia đình khó khăn, mẹ đã già, bệnh yếu.

Bị cáo Dũng tự bào chữa: Bị cáo chỉ đứng tên làm giám đốc chứ không biết hoạt động của cty, bị cáo cũng không được hưởng lợi. Gđ bị cáo có công với cách mạng, cha bc bị bệnh và được nhà nước cấp cho chứng nhận nhiễm chất độc màu da cam, mẹ bị cáo già yếu và bệnh, con còn nhỏ. Bị cáo không hiểu rõ pháp luật nên sai phạm, kính mong HĐXX cho bị cáo có cơ hội cải tạo, trở về với gia đình.

Luật sư Hòa Trung bào chữa cho bị cáo Trần Quang Huy (giám đốc công ty TNHH đầu tư dịch vụ Toàn Phát, VKS đề nghị mức án 2-3 năm tù, đề nghị cho hưởng án treo). Luật sư mong HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo. Việc bồi thường, khắc phục hậu quả, luật sư không đồng ý với bản luận tội của VKS.

Ông Huy nhận trách nhiệm liên đới 215 tỷ đồng là chưa khách quan và chính xác. Vậy ai là người sử dụng? đây những giao dịch bất hợp pháp. Nhưng nếu bị cáo Huy chịu trách nhiệm liên đới số tiền này hoàn toàn không thỏa đáng. Con số thiệt hại tại TPbank chưa chính xác do có phần lãi.

Vấn đề thứ 2 cũng theo quan điểm của VKS, việc hoàn trả hay khắc phục, ở đây ông Huy phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường... Trong lúc luật sư bào chữa, VKS xin có ý kiến rằng VKS không có yêu cầu các bị cáo không có trách nhiệm liên đới bồi thường...

Luật sư Quốc Tuấn bào chữa cho bị cáo Trần Quang Huy đưa quan điểm: Bị cáo không biết mua trái phiếu công ty Trung Dung là trái pháp luật. Đây là sự thiếu hiểu biết về kiến thức, pháp luật mua bán trái phiếu nhưng do bị cáo tin tưởng,không hưởng lợi cá nhân. Đây là bài học của bị cáo. Bị cáo đã ăn năn hối cáo, luật sư nêu hoàn cảnh gia đình khó khăn. Kính đề nghị HĐXX xem xét sự thật khách quan của vụ án, cho bị cáo cơ hội về với gia đình và xã hội.

Bị cáo Huy tự bào chữa: Bị cáo chỉ kính mong HĐXX xem xét hoàn cảnh gia đình, thái độ thành khẩn của bị cáo.

Luật sư Hồ Hoài Nhân bào chữa cho bị cáo Trần Văn Bình (nguyên Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Trung Dung, mức án đề nghị 5-6 năm tù, tổng số bản án số 30 là 9-11 năm tù); và Vũ Viết Minh Quân (nguyên giám đốc CTCP Dịch vụ Đầu tư và thương mại Minh Quang, mức án đề nghị của VKS 4-5 năm tù).

Theo luật sư, đối với hành vi phạm tội Trần Văn Bình, bị cáo đã 3 lần ra tòa. Mức án bị cáo 9-11 năm tù là quá cáo, nặng nề. Bị cáo Bình không biết tờ séc, tất cả các hồ sơ bị cáo không phải do bị cáo soạn thảo.

Luật sư cho rằng, bị cáo hối hận về hành vi của mình, bị cáo từng làm trong quân đội, gia đình gặp khó khăn... Kinh xin HĐXX lưu tâm thêm tình tiết này, do bị cáo thực hiện một cách thụ động, bị cáo không hưởng lợi. Hơn nữa vụ án chia làm 2 giai đoạn, ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi của bị cáo, đề nghị có bị cáo áp dung mức án thấp hơn, có cơ hội về với gia đình và xã hội.

Bị cáo Bình tự bào chữa: Qua hành vi của mình, bị cáo kính mong HĐXX xem xét cho hành vi, bị cáo cảm thấy mức án của mình quá cao do tách ra 3 lần. Bị cáo thành khẩn tha thiết xem xét cho bị cáo.

Đối với bị cáo Quân, luật sư cũng cho rằng, mức án của bị cáo là quá cao, nghiêm khắc. Nội dung soạn thảo hơp đồng ký bị cáo không biết, hơn nữa bị cáo nghĩ đây là hoạt động bình thường không có rủi ro. Bị cáo chưa hề gặp ông Danh hay nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh. Đây là nguyên nhân, bối cảnh dẫn đến hành vi của bị cáo, mong HĐXX xem xét.

Về phần nhân thân, bị cáo ăn năn hối cải, thành phần lao động chính, có con nhỏ... mong HĐXX xem xét cho bị cáo hưởng mức án thấp nhất.

Luật sư Nguyễn Thiên Phước bào chữa bị cáo Minh Quân: mức án của bị cáo Quân mà VKS đưa ra là cao. Bị cáo Quân không hề nhận lợi ích vật chất của ông Hà. Luật sư cho rằng, chính việc bị cáo chuyển tiền cho bị cáo Danh dẫn đến mức án nghiêm trọng hơn.

Bị cáo Quân tự bào chữa: Do bị quá tin tưởng nên dẫn đến sai phạm. Mong HĐXX xem xét tới hành vi của bị cáo.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Hồ Thị Đi (VKS đề nghị mức án 3 năm cải tạo không giam giữ): Về hành vi phạm tội, bị cáo là nhân viên kế toán của Tập đoàn Thiên Thanh, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên buộc phải thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên. Hành vi bị cáo dường như là vô ý, bị cáo đã trình bày, thành khẩn khai báo rõ ràng. Dựa trên tính chất khách quan vụ án, thân chủ ăn năn hối cải, hiểu biết pháp luật thấp, mong HĐXX xem xét hình phạt của thân chủ tội.

Luật sư Hồng Nhung bào chữa cho bị cáo Nguyễn Tấn Thành (nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV TMDVXD Thành Trí, VKS đề nghị mức án 3 năm cải tạo không giam giữ): Về hoàn cảnh phạm tội, bản thân nhân thức pháp lý còn hạn chế, lao động chính cho gia đình, bị cáo thực hiện theo chỉ đạo của nhân viên Thiên Thanh, không hê gặp ông Danh. Luật sư xin HĐXX xem xét, áp dụng hình phạt nhẹ nhất cho bị cáo với mức án cải tạo không giam giữ 2 năm thay vì 3 năm.

Bị cáo Thành tự bào chữa: “Bị cáo xin HĐXX xem xét vì không được hưởng lợi gì. Gia đình bị cáo có nhiều người có công với cách mạng nên xin HĐXX áp dụng, giảm cho 1 phần hình phạt”.

Luật sư Nguyễn Duy Vũ bào chữa cho bị cáo Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Kiểm soát viên định giá công ty TNHH dịch vụ đầu tư Thịnh Phát, VKS đề nghị mức án 2-3 năm tù, hưởng án treo): cho rằng VKS buộc tội là chính xác, đúng người, đúng tội. Tuy nhiên luật sư có một số lưu ý, bị cáo mới được tiếp nhận vào làm đã được ký nhận ủy quyền; nhân thức bị cáo Dũng về mặt pháp luật rất hạn chế. Bị cáo không hưởng bất kỳ vật chất ngoài lương. Theo luật sư, mức án áp cho bị cáo chưa thỏa đáng, đề nghị VKS cần đánh giá lại, có cách nhìn khách quan hơn, hành vi của bị cáo dừng ở giai đoạn nào.

Luật sư cho rằng, bị cáo mới nhận việc, làm sao nắm được tình hình công ty, giao dịch mua bán trái phiếu. Mong HĐXX làm rõ điều này. Luật sư đọc lại nội dung ủy quyền cho bị cáo Dũng ủy thác cho Quỹ Lộc Việt mua 153 trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh. Bản thân bị cáo được ủy quyền và là người trực tiếp ký để thực hiện việc vay 153 tỷ đồng của TPBank để đầu tư trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh mà không nghiên cứu kỹ, đến nay không có khả năng thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng, nên cũng là người phải chịu trách nhiệm về việc này.

Các bị cáo Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Bích Vân và nhóm “giám đốc giấy” được Phạm Công Danh thuê đứng tên các công ty “ma” để vay vốn đồng loạt xin HĐXX xem xét vai trò mờ nhạt của mình trong vụ án. Theo các bị cáo, họ chỉ làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo cấp trên, kêu ký thì ký chứ không biết ký gì. Đồng thời, các bị cáo này mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ theo quy định pháp luật để được hưởng mức án khoan hồng nhất.

Tóm tắt phiên xét xử Phạm Công Danh chiều 23/1

Luật sư Hoài Nam bào chữa bị cáo Hoàng Đình Quyết, cho biết bị cáo Quyết lập 4 hồ sơ vay vốn của 4 công ty Thịnh Phát, Đại Phát, Lộc Hà, Long Khánh vay 620 tỷ đồng. Dòng tiền này thông qua ủy thác tại Quỹ Lộc Việt, sau đó chuyển về cho Phạm Công Danh tại Tập đoàn Thiên Thanh. Theo luật sư, vai trò của bị cáo Quyết trong các hành vi sai phạm thuộc phạm vi vụ án là rất mờ nhạt. Bị cáo Quyết chủ yếu làm theo chỉ đạo, chủ trương của cấp trên đã phê duyệt và không được hưởng lợi gì từ hành vi.

Luật sư mong HĐXX đánh giá toàn diện, xem xét tuyên bị cáo Quyết mức án khoan hồng. Số tiền hơn 600 tỷ đồng vay được từ 4 công ty có đường đi rõ ràng, Quyết không sử dụng vào mục đích cá nhân. Luật sư đề nghị HĐXX tuyên thu hồi khoản tiền này để khắc phục hậu quả của vụ án.

Bị cáo Quyết cảm ơn 2 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo. Bị cáo cảm thấy có lỗi với người thân, gia đình, đồng nghiệp và bản thân mình. Nguồn tiền 600 tỷ đồng đã chuyển cho bà Phấn, mong HĐXX xem xét thu hồi. Số tiền 194 tỷ đồng và một số nguồn tiền khác được xem là bằng chứng vụ án, bị cáo Quyết cũng mong HĐXX truy thu tiền để bù đắp thiệt hại.

xet xu pham cong danh sang 241 hdxx nhac nho luat su nghiem tuc thuc hien quy dinh tai toa
Luật sư Hoài Nam

Ngoài ra, trong phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Viễn cũng khẳng định rằng, bị cáo Viễn đã khẳng định không ký những nghị quyết Hội đồng quản trị liên quan đến việc dùng tiền gửi của VNCB để bảo lãnh, cấp tín dụng trái pháp luật cho các công ty của Phạm Công Danh vay vốn tại Sacombank và BIDV.

Luật sư cũng cho rằng là hồ sơ do bị cáo Khương mang ra chứ bị cáo Viễn không tham gia ký kết các bản nghị quyết thông qua cho vay. Việc biên bản có tên tham gia không có ý nghĩa gì cả vì bị cáo Viễn không tham gia bàn thảo hay ký biên bản gì cả.

Luật sư cũng khẳng định bị cáo Viễn làm công ăn lương, không được hưởng lợi gì từ hành vi. Bị cáo có mẹ già và con nhỏ. Luật sư mong muốn VKS, HĐXX xem xét khi nghị án để đảm bảo công minh cho bị cáo, để bị cáo tâm phục và sửa đổi bản thân và có cơ hội chăm sóc mẹ già, con nhỏ.

Tự bào chữa tại tòa, bị cáo Viễn mong HĐXX xem xét lại hành vi của bị cáo không thực sự như cáo trạng đã viết. Đồng thời, mong HĐXX xem xét thu hồi những khoản các bị cáo làm sai để khắc phục hậu quả vụ án.

PV