|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh sáng 23/1: Phan Thành Mai chỉ ra những số liệu không chính xác việc VNCB bị âm vốn điều lệ

06:30 | 23/01/2018
Chia sẻ
Sáng ngày 23/1, các luật sư bào chữa cho ông Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) sẽ lần lượt trình bày quan điểm bảo vệ thân chủ về cáo buộc Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng của VNCB.
xet xu pham cong danh sang 231 phan thanh mai chi ra nhung so lieu khong chinh xac viec vncb bi am von dieu le Phạm Công Danh: 'Đề án tái cơ cấu thì có nhiều con số khiến tôi không ngờ đến'
xet xu pham cong danh sang 231 phan thanh mai chi ra nhung so lieu khong chinh xac viec vncb bi am von dieu le Xét xử Phạm Công Danh chiều 22/1: Luật sư đề nghị xem xét việc mua lại 0 đồng của NHNN và bồi thường 6.100 tỷ đồng cho VNCB

11h: Các bị cáo là giám đốc "bù nhìn" thể hiện tái độ ăn năn hối cải

Luật sư Nguyễn Đức Anh (bào chữa cho các bị cáo Lê Đài, Nguyễn Ngọc Thái, Lê Duy Lương, Nguyễn An Vinh) cho rằng các bị cáo chỉ là cán bộ công nhân viên, làm công ăn lương, không hưởng lợi từ hành vi sai trái. Các bị cáo đều ăn năn hối cải, gia đình có công với cách mạng, điều kiện gia đình khó khăn…. Mong muốn HĐXX áp dụng mức án nhẹ nhất cho các bị cáo, không cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội.

Các bị cáo cũng lên bào chữa bổ sung, thể hiện thái độ ăn năn hối cải. Mong HĐXX xem xét hoàn cảnh gia đình.

10h30: Bị cáo Mai Hữu Khương bào chữa bổ sung: Áp lực tăng vốn VNCB quá lớn

Theo bị cáo thì có nhiều con số chưa được HĐXX xem xét đến như khoản tiền trong ngân hàng giai đoạn anh Danh, anh Mai tiếp quản. Nếu không có các khoản tiền từ anh Danh nộp vào để cứu ngân hàng thì ngân hàng sẽ không thể cứu vãn được. Các bị cáo ở đây đều bị ảnh hưởng rất nhiều từ sự việc liên quan đến bà Sáu Phấn.

Bị cáo cũng mong muốn HĐXX xem xét cho rằng: Tăng vốn cho ngân hàng thì VNCB được gì và không được gì. Rõ ràng ông Danh đã nhiều lần xin giãn tiến độ tăng vốn nhưng không được. Trong cùng một lúc mà áp lực ngân hàng phải tăng vốn từ 3.000 tỷ lên 7.500 tỷ thì áp lực quá lớn. Không làm được thì đành phải làm sai.

Khi ông Danh nhận chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín, phải thực hiện chăm sóc khách hàng. Do nguồn tiền 22.000 tỷ đồng không bền vững nên phải đặt dưới quyền giám sát đặc biệt, không có cạnh tranh, không cho tăng trưởng tín dụng, huy động.

Mai cho rằng, các bị cáo như bị cáo Danh đã nộp tiền tăng vốn nhưng lại không nhận được giấy chứng nhận sở hữu cổ phần, ngân hàng không tăng vốn. Bây giờ, tiền đó đã được sử dụng cho Ngân hàng Xây dựng và không trả lại cho cổ đông. Điều này bị cáo cho là không đúng.

10h15: Luật sư cho rằng bị cáo Mai Hữu Khương là phụ thuộc, không có vai trò xuyên suốt

Luật sư Phan Đức Linh bào chữa cho bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên thành viên Hội đồng quản trị VNCB) cho hay, mức án Viện kiểm sát đề nghị cho bị cáo là quá nghiêm khắc. Luật sư mong muốn HĐXX, VKS xem xét các tình tiết để giảm nhẹ cho bị cáo.

Thứ nhất, bị cáo thành khẩn khai báo, giúp đỡ cơ quan điều tra tìm ra sự thật của vụ án.

Thứ hai, bị cáo thực hiện các hành vi theo chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng trước đây. Bị cáo chỉ được hưởng lương, không được hưởng lợi gì từ hành vi sai trái.

Thứ ba, liên quan đến các hành động liên quan BIDV, Sacombank, TPBank thì ông Khương là người có vai trò thực hiện theo sự thống nhất của các lãnh đạo ngân hàng. Hành vi là soạn thảo các nghị quyết HĐQT… để hợp thức hóa chỉ đạo chứ không tham gia bàn thảo.

Liên quan đến BIDV, Mai Hữu Khương có nguyện vọng được xem xét vì thực hiện hành vi được các lãnh đạo ngân hàng thông qua. Cụ thể quá trình để gửi tiền hay tất toán khoản vay thì bị cáo không biết.

Liên quan đến TPBank, toàn bộ hợp đồng mua bán trái phiếu, biên bản họp HĐQT...bị cáo chỉ in hồ sơ tài liệu rồi đưa lãnh đạo VNCB ký. Bị cáo không biết việc giải ngân các khoản này.

Qua các thông tin trên thì vai trò của bị cáo Mai Hữu Khương là phụ thuộc, không có vai trò xuyên suốt. Luật sư mong HĐXX xem xét.

Theo luật sư thì mức án đề nghị cho bị cáo là 11-13 năm tù là quá nặng cho bị cáo vì hành động là có liên quan xuyên suốt đến giai đoạn 1. Việc tách ra 2 giai đoạn và giai đoạn 2 bị đề nghị 11-13 năm khiến mức án tổng cộng của bị cáo là quá nặng.

Ngoài ra, luật sư Linh cũng xin xem xét cấn trừ thiệt hại từ tiền tăng vốn điều lệ như bị cáo Danh hay bị cáo Mai đã trình bày. Luật sư cũng bào chữa cho biết bị cáo Khương có nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng…

9h: Bị cáo Phan Thành Mai bào chữa bổ sung về những số liệu không chính xác tại VNCB

Tại phiên tòa, bị cáo Mai xin làm rõ thêm một số điểm. Trong giai đoạn 1 hay giai đoạn 2, Mai và các bị cáo khác đều thấy có nhiều điểm không phù hợp trong số liệu. Thứ nhất là số liệu về tài chính của VNCB, theo bị cáo biết thì đây toàn là số liệu VNCB đưa ra.

Theo bị cáo, số liệu 16.000 tỷ mà VNCB đưa ra thiếu cơ sở. Báo cáo tài chính hợp nhất 2014 -2015, tổng vốn chủ sở hữu 2014 chỉ âm 6.700 tỷ đồng, tổng tài sản vẫn là 27.000 tỷ đồng. Tuy nhiên bị cáo rà soát trách nhiệm liên quan ngân hàng, 30/11/2014 hoặc 31/12/2014, trách nhiệm bị cáo còn phát sinh thêm 6.126 tỷ đồng., lúc đó mới phát sinh và trích lập dự phòng 100%. Đề nghị HĐXX xem xét nếu truy trách nhiệm tới 31/12/2014 là chính xác. Đến thời điểm bị khởi tố thì nó không chính xác.

Mai cho biết, bị cáo cũng không hiểu số liệu về khoản âm vốn điều lệ của VNCB vì theo bị cáo nhớ con số cuối cùng có sự khác biệt lớn. Ngoài ra, còn nhiều khoản treo từ thời của bị cáo lại không thấy trong số liệu…

Bên cạnh đó, có số tiền gửi trên thị trường 2, bị cáo cũng thấy số liệu khác với số liệu bị cáo được biết trước đó. "Bị cáo khó hiểu vì sao vốn điều lệ lại âm nhanh như vậy. Các khoản lỗ tiếp sau thì không phải do bị cáo", Mai nói.

Về khoản tiền tăng vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng, bị cáo Mai cho rằng số tiền đó đã quay về Ngân hàng Xây dựng và nếu không trả về cho cổ đông thì cần phải làm rõ vì nó đã ở trong Ngân hàng Xây dựng chứ không ở đâu khác.

Về khoản vay tại TPBank, bị cáo Mai khai báo rằng lúc đó VNCB có ý định đầu tư trái phiếu. Bị cáo nghĩ rằng lúc đó đầu tư trái phiếu sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng.

Còn khoản tại BIDV thì do lúc đó VNCB chưa được tăng trưởng tín dụng nên mới sử dụng phương án để BIDV cho vay các doanh nghiệp.

Bị cáo Mai tiếp tục xin HĐXX xem xét cho các bị cáo ở các ngân hàng khác, bị cáo ở các công ty thành viên khác do họ vô tình mà phạm tội, họ không biết câu chuyện thực ở VNCB.

8h45: Luật sư mong HĐXX xem xét cho bị cáo Phạm Việt Thép hưởng án treo

Luật sư Phạm Công Hùng bào chữa cho bị cáo Phạm Việt Thép (nguyên Giám đốc Công ty An Phát) thay mặt gia định bị cáo cảm ơn HĐXX đã kết luận chính xác về hành vi phạm tội của bị cáo Thép. Luật sư cũng dẫn lời bị cáo Thép, nói rằng: "Bị cáo Thép đã thừa nhận mọi tội danh gây ra như cáo trạng đã truy tố, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Tuy nhiên, bị cáo mong muốn HĐXX xem xét bối cảnh khách quan khiến bị cáo gây ra hành vi phạm tội để có thể giảm bớt một phần tội danh cho bị cáo".

Luật sư bào chữa cho bị cáo Thép cho rằng bị cáo Thép đã vì hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, vì miếng cơm manh áo mà phải thực hiện hành vi như vậy. Không chỉ bị cáo Thép mà những bị cáo khác cùng cảnh với bị cáo Thép cũng như vậy.

Bị cáo Thép không thể làm khác được vì phải tuân theo sự chỉ huy của cấp trên. Bị cáo phải cân nhắc giữa công ăn việc làm và hành vi phạm tội. Như vậy, nếu nói đến cố ý hay vai trò đồng phạm thì không có.

Luật sư mong muốn HĐXX xem xét cho bị cáo Thép dưới góc độ nặng hay nhẹ trong hành vi. Bị cáo Thép cũng đã tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra làm rõ vấn đề. Bị cáo Thép cũng là người đã hoàn thành nhiệm vụ trong công tác và đóng góp trong quân đội. Luật sư Hùng cũng mong muốn HĐXX áp dụng xem xét giảm nhẹ xuống 2-3 năm tù.

Theo luật sư, bị cáo Thép được hưởng 4 tình tiết giảm nhẹ. Do đó luật sư đề nghị HĐXX áp dung mức hình sự thấp nhất đối với bị cáo Thép. Bị cáo đã chấp hành xong bản án,trong giai đoạn 1 với tình thần ăn năn hối cải cao, luật sư cho biết. Cuối cùng, luật sư Hùng cũng mong muốn HĐXX xem xét hết sức để có thể giúp bị cáo Thép được hưởng án treo để có thời gian suy nghĩ, hối cải đồng thời chăm sóc được vợ con.

Tự bào chữa lần hai, bị cáo Thép mong muốn HĐXX truy thu, khắc phục thiệt hại bị cáo gây ra. Trong phiên tòa HĐXX cho biết, đã nhận đơn các luật sư xin bào chữa sớm nhưng chỉ nhận những đơn có chứng cứ.

8h35: Luật sư đề nghị cấn trừ 4.500 tỷ đồng ra 6.126 tỷ đồng thiệt hại

Luật sư Ngô Thị Thanh Vân cho rằng bị cáo Mai bị sức ép lớn từ khi đảm nhận vai trò tại Ngân hàng Đại Tín. Đứng trước nguy cơ sống còn của ngân hàng bị cáo Mai đã phải lựa chọn để giúp cứu Ngân hàng Đại Tín.

Luật sư đề nghị HĐXX và VKS xem xét yếu tố khách quan dẫn đến hành vi phạm tội của bị cáo. Việc chi 4.500 tỷ đồng dành cho hoạt động kinh doanh bình thường của VNCB chứ không phải cá nhân ông Danh hay ông Mai.

"Tôi đề nghị cấn trừ 4.500 tỷ đồng ra khỏi 6.126 tỷ đồng thiệt hại để giảm trách nhiệm hình sự cho bị cáo", luật sư nêu quan điểm.

xet xu pham cong danh sang 231 phan thanh mai chi ra nhung so lieu khong chinh xac viec vncb bi am von dieu le Vì sao luật sư cho rằng 4.500 tỷ đồng không nằm trong vốn chủ sở hữu của VNCB?

Theo luật sư Vân, các bị cáo trả được chút nợ nào cho VNCB thì CBBank bây giờ bớt đi khoản nợ đó. Trong số tiền các bị cáo chi ra để trả và vận hành ngân hàng thì cũng đồng nghĩa với việc góp phần tạo ra CBBank bây giờ.

8h25: Tách vụ án Phạm Công Danh thành 2 giai đoạn gây bất lợi cho bị cáo Phan Thành Mai

Theo luật sư Giang Hồng Thanh, bị cáo Phan Thanh Mai chỉ là người làm công ăn lương.

Vị luật sư nêu những thành tích, cống hiến của bị cáo Mai trong quá khứ. Và cho rằng đây tình tiết giảm nhẹ trong bộ luật hình sự 2015. "Nếu Phan Thành Mai cố tình gây thiệt hại, thì tôi không có gì để nói", luật sư cho hay.

Vị luật sư cho rằng, việc tách vụ án thành 2 giai đoạn, gây bất lợi cho bị cáo. Luật sư đọc những lời nhắn nhủ của gia đình bị cáo Mai và mong rằng bị cáo Mai cải tạo thật tốt, sớm về với gia đình.

Tóm tắt phiên tòa xét xử Phạm Công Danh chiều 22/1

Chiều nay 22/1, phiên tòa xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại 4 ngân hàng VNCB, Sacombank, TPBank và BIDV tiếp tục diễn ra với phần tranh tụng của các luật sư.

Luật sư Bùi Phương Lan bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh cho rằng, thu hồi khoản thiệt hại là cần thiết, là cơ hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bị cáo. Tại sao ông chủ Phạm Công Danh lại phải chạy vạy khắp nơi để trả tiền chăm sóc khách hàng, nếu không làm rõ bị cáo Danh sẽ bị cho là tư lợi cá nhân.

xet xu pham cong danh sang 231 phan thanh mai chi ra nhung so lieu khong chinh xac viec vncb bi am von dieu le
Luật sư Bùi Phương Lan

Luật sư cho rằng, trả lời câu hỏi này sẽ khơi ra được nguyên nhân, bối cảnh khiến Danh phải như ngày hôm nay. Với mong ước của mình, bị cáo Danh đã trình bày với NHNN để thành lập ngân hàng mới nhưng NHNN không đồng ý mà chỉ cho tái cơ cấu.

Mặc dù hành vi của bị cáo là trái pháp luật nhưng lại xuất phát từ mục đích cứu VNCB, bị cáo còn dùng tài sản gia đình để giúp ngân hàng, do đó luật sư đề nghị HĐXX xem xét nguyên nhân dẫn đến hành vi.

Cùng quan điểm, luật sư Hà Hải cùng hai luật sư khác cũng đề nghị HĐXX xem xét hoàn cảnh phạm tội của ông Danh do muốn cứu VNCB khỏi tình trạng mất thanh khoản. Các luật sư cũng đề nghị thu hồi thêm các khoản tiền khác để khắc phục thiệt hại bao gồm: hàng trăm tỷ đồng ông Danh đã chuyển cho ông Trần Quý Thanh, bà Hứa Thị Phấn và các khoản trả lãi quá hạn cho các ngân hàng.

Bên cạnh đó, tại phiên tòa, bị cáo Phạm Công Danh nghẹn ngào cho biết bị cáo tin tưởng vào luật pháp Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước…"Tuy nhiên, trong đề án tái cơ cấu thì có nhiều con số khiến tôi không ngờ đến. Tôi thừa nhận đã chủ quan, không kiểm tra kỹ. Nhiều người đã cảnh báo tôi nhưng tôi không tin".

Danh mong HĐXX xem xét lại vì ông không trốn tránh gì cả. "Bị cáo cũng mong HĐXX xem xét thu hồi những khoản tiền bị cáo chi trả sai vì không thể tôi vi phạm thì tôi phải trả còn những hành động từ vi phạm mà có lại không được thu hồi để cấn trừ bớt sai phạm từ vụ án. Như khoản tiền 3.661 tỷ đồng tôi chuyển cho bà Phấn không được thu hồi để xem xét cấn trừ cho vụ án. Ngôi nhà của tôi và vợ tôi thì bị kê biên mà nhiều khoản tiền khác chưa được xem xét thu hồi", bị cáo Danh đề nghị.

Ông Phạm Công Danh cũng thừa nhận số tiền 4.500 tỷ đồng không phải của ông bỏ ra mà do sai phạm mà có.

Minh Anh - Tiến Vũ

Liệu hệ thống KRX có lỡ hẹn với mốc ngày 2/5?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về hệ thống công nghệ thông tin thuộc dự án đầu tư xây dựng Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (hay còn gọi là hệ thống KRX) trước thời điểm dự kiến chính thức vận hành 2/5 theo như kế hoạch đưa ra trước đó.