|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh sáng 13/1: Đề nghị thu hồi 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ để giảm thiệt hại cho VNCB

06:30 | 13/01/2018
Chia sẻ
Trong phiên tòa sáng 13/1, HĐXX tiếp tục làm rõ trách nhiệm của nhiều cá nhân tại BIDV trong việc dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV bảo lãnh và trả nợ thay cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn, gây thiệt hại cho VNCB gần 2.600 tỷ đồng.
live xet xu pham cong danh sang 131 de nghi thu hoi 4500 ty dong tang von dieu le de giam thiet hai cho vncb Xét xử Phạm Công Danh chiều 12/1: Sai phạm xoay quanh khoản vay 4.700 tỷ tại BIDV
live xet xu pham cong danh sang 131 de nghi thu hoi 4500 ty dong tang von dieu le de giam thiet hai cho vncb Phạm Công Danh: 'VNCB bị ép tăng vốn khi thực hiện tái cơ cấu'

11h30: Kết thúc phiên xét xử sáng 13/1, phiên toà chiều bắt đầu vào 14 giờ.

11h: Luật sư Nam thẩm vấn bị cáo Khương về trường hợp vay của Công ty Phong Hiệp.

Ông Khương cho biết bị cáo chỉ đạo thực hiện chứ không tiếp xúc với các công ty của Phạm Công Danh, cũng không tiếp xúc với các cán bộ BIDV.

Ông Nguyễn Vũ Bảo - nguyên chuyên viên phòng khách hàng 1 khẳng định quy trình cho vay thực hiện đúng quy định pháp luật. Theo báo cáo tài chính thì công ty làm ăn kinh doanh có lợi nhuận, có hồ sơ đầu vào đầu ra. Ông Bảo cho biết mình chỉ biết vai trò ông Hiệp khi cơ quan điều tra mời lấy lời khai.

10h45: Tăng vốn điều lệ giúp gì cho VNCB?

Luật sư Hoài tiếp tục hỏi bị cáo Phạm Công Danh

LS: Khi đứng trước yêu cầu tăng vốn điều lệ từ 3.000 lên 7.500 tỷ, nếu được NHNN chấp thuận và thực tế sở kế hoạch đầu tư của Long An đã cấp giấy đăng ký kinh doanh thì sẽ giúp ngân hàng thời điểm đó như thế nào?

Ông Danh: Mục đích tăng vốn tôi đã trình bày, giai đoạn đó, tất cả những người trong cuộc họp không muốn tăng vốn. Tôi bị áp lực vì chăm sóc khách hàng, tôi không muốn tăng vốn và đã mong NHNN giãn tiến độ nhưng không được.

Chủ tọa cho phép Phạm Công Danh ra ngoài chăm sóc y tế

live xet xu pham cong danh sang 131 de nghi thu hoi 4500 ty dong tang von dieu le de giam thiet hai cho vncb
Ông Phạm Công Danh ra ngoài chăm sóc y tế (Ảnh: PV)

HĐXX mời bị cáo Hoàng Long Hà

Ông Hà cho biết việc xử lý hồ sơ 3 công ty đúng quy định, không có mục đich nào khác. 3 cán bộ BIDV không gặp mặt trực tiếp ông Trần Hiệp hay ông Danh. Ông Hà không hề phát hiện được vai trò của ông Trần Hiệp.

Tại thời điểm ký hồ sơ, chỉ văn bản họp HĐQT của VNCB và hợp đồng của Công ty Phong Hiệp. Ông cho rằng không thể đánh đồng cá nhân ông Hiệp và Công ty Phong Hiệp là một.

10h30: HĐXX mời đại diện VNCB trả lời câu hỏi của luật sư Phan Trung Hoài

Đại diện VNCB cho biết khoản tiền vay BIDV được hòa vào dòng tiền chung, trong đó có khoản trả nợ NHNN 450 tỷ đồng. Khoản 4.500 tỷ đồng vay để tăng vốn điều lệ được trộn chung vào khoản tiền gửi tại VNCB 13.000 tỷ đồng.

Theo luật sư Hoài, CBBank được kế thừa sau khi NHNN mua 0 đồng. Trước đó, VNCB vay hàng ngàn tỷ đồng, trong đó có 4.500 tỷ đồng là tiền tăng vốn điều lệ, phía VKS nói sẽ thu hồi số tiền này để giảm thiệt hại cho các bị cáo trong vụ đại án VNCB. Ông hỏi phía CBBank có ý kiến gì không? Đại diện CBBank từ chối trả lời câu hỏi này.

Luật sư hỏi bị cáo Khương về việc VNCB vay NHNN 4.400 tỳ đồng? Khoản tiền này phải trả cho NHNN, đây là số tiền vay từ thời VNVB còn là Ngân hàng Đại Tín. Do Ngân Hàng Đại Tín cũ mất khả năng thanh khoản nên đi vay các ngân hàng khác, đây là khoản nợ mà VNCB phải trả, dẫn đến thâm vốn.

10h5: Phiên toà tạm nghỉ

9h45: Luật sư Nông Thị Hồng Nhung (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Tấn Thành - Giám đốc Công ty Thành Trí) hỏi các bị cáo

Bị cáo Thành cho biết trước đó làm bảo vệ tại Tập đoàn Thiên Thanh, ông khai không được xem hồ sơ, chỉ đâu ký đó, ông không nghĩ việc ký là có tội và không có lấy tiền từ việc này.

Bị cáo Mai Hữu Khương khai không có thỏa thuận với 12 giám đốc trong đó có bị cáo Thành. Sau khi các giám đốc ký, bị cáo mang hồ sơ đến sở giao dịch 2 BIDV.

Luật sư hỏi đại diện sở giao dịch 2 về cơ sở để ký duyệt 3 hồ sơ cho vay trong đó có Công ty Thành Trí. Vị đại diện này cho biết sau khi nhận chỉ đạo của hội sở, chi nhánh thẩm định và gửi lại hồ sơ.

Trong phiên tòa, HĐXX cho biết đã triệu tập lại ông Trần Bắc Hà, ông Lục Lang. Nếu không có mặt, sẽ lấy lời khai trong quá trình điều tra.

9h35: Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho Phạm Công Danh) tham gia xét hỏi

live xet xu pham cong danh sang 131 de nghi thu hoi 4500 ty dong tang von dieu le de giam thiet hai cho vncb
Luật sư Phan Trung Hoài (Ảnh: PV)

Luật sư yêu cầu thẩm vấn đại diện ngân hàng Nhà nước, trong khi chờ đợi NHNN, luật sư xin phép hỏi ông Phạm Công Danh.

LS: Khi NHNN cho phép chuyển từ Ngân hàng Đại Tín sang VNCB thì ngân hàng có nhu cầu tăng vốn điều lệ từ 3.000 lên 7.500 không? Từ nội tại ngân hàng hay do bị thúc ép?

Bị cáo Danh: Việc tăng vốn, tôi đã rất nhiều lần trình bày với đại diện NHNN giãn tiến độ việc tăng vốn điều lệ ra vì chúng tôi đang phải lo lượng chi phí lớn, ngân hàng gặp khó khăn. Việc này là quá sức. Tuy nhiên NHNN vẫn yêu cầu phải tăng vốn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sai phạm.

Luật sư hỏi ông Phan Thành Mai: Số tiền 4.500 tiền vốn tăng điều lệ, được chuyển vào NHNN thế nào?

Ông Mai cho biết số tiền tăng vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng được gửi tại LienVietPostBank sau đó chuyển vào tài khoản phong tỏa tại NHNN theo quy định. Sau đó, Mai ký 3 lần để chuyển qua các ngân hàng khác nhau rồi chuyển về VNCB.

Luật sư mời đại diện VNCB nay là CBBank: Ngày 14/2/2014, thời điểm ông Phan Thành Mai điều chuyển 1.000 tỷ đồng vào CBBank, thì vốn của CBBank vào đầu ngày 14/2/2014 này là bao nhiêu?

Đại diện Ngân hàng CB không trả lời mà cho biết sẽ xác minh và trả lời sau.

HĐXX yêu cầu Luật sư Hoài cung cấp các văn bản cho đại diện CBBank để xác minh, và sẽ trả lời sau phần giải lao.

9h30: Ông Trần Hiệp: "Thay đổi chữ ký không phải để che đậy hành vi"

Luật sư hỏi ông Trần Hiệp - nguyên Thành viên HĐQT VNCB, Giám đốc Công ty Phong Hiệp về việc thay đổi chữ ký trong hồ sơ vay vốn tại BIDV.

Ông Hiệp trả lời việc thay đổi chữ ký của bị cáo là do ý thức của bị cáo chứ không phải che đậy hành vi. Theo nhận thức, sự thay đổi chữ ký trên hồ sơ dễ dàng có thể nhận ra chứ không phải có gì bất thường khó nhận ra.

9h20: Đề nghị HĐXX kiểm tra quá trình chữa bênh của ông Trần Bắc Hà

VKS cho biết, theo hồ sơ ông Trần Bắc Hà bị ưng thư gan từ năm 2012, đề nghị HĐXX kiểm tra lại quá trình đi chữa bệnh của ông Hà.

Đối với ông Lục Lang mặc dù có đơn nhưng không nói rõ bệnh án, chữa trị ở đâu. Đề nghị HĐXX kiểm tra lại. VKS yêu cầu HĐXX áp dụng biện pháp ông Trần Lục lang bởi hồ sơ không thể hiện người này bị mắc bệnh hiểm nghèo, hay không đủ sức để tham gia phiên tòa.

9h05: Cựu Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh Gia Định khẳng định mình không sai trong việc cho các công ty vay.

Ông Hoàng Long Hà nguyên Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh Gia Định, nay là Giám đốc BIDV Chi nhánh Tây Đô.

Bị cáo Hoàng Long Hà cho biết, lý do ông bị truy tố trong vụ án xuất phát từ công ty Phong Hiệp, là 1 trong 12 công ty mà BIDV Gia Định tiếp nhận từ BIDV hội sở do phía VNCB giới thiệu.

Hồ sơ vay vốn của các công ty này cơ bản giống nhau, nhưng có 1 điểm khác nhau duy nhất là ông Trần Hiệp vừa là giám đốc công ty Phong Hiệp, vừa là thành Viên HĐQT VNCB, trong khi tài sản bảo đảm lại là tiền của VNCB nên BIDV không được phép cho vay.

Theo ông Hà, việc phê duyệt khoản vay 325 tỷ là nguyên nhân chính khiến tôi bị khởi tố, vi phạm thông tư 28 của NHNN. “Tôi không phê duyệt khoản vay này. Vì hồ sơ khoản vay này đang ở ngân hàng, không phê duyệt thì không thể hiện vai trò giữa tôi với ông Trần Hiệp”, Hà trình bày.

Ông Hà khẳng định mình không hề vi phạm quy định của pháp luật và không cố ý làm trái, không đồng phạm với Phạm Công Danh. "Theo tôi cố ý làm trái là biết mà làm thì mới là cố ý làm trái. Điều này cơ bản sai phạm là do ông Trần Hiệp, nếu ông Hiệp không xuất hiện thì chúng tôi không bị khởi tố như ngày hôm nay" - ông Hà nói.

Ông phân tích Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 chỉ quy định không được cấp tín dụng đối với cá nhân Trần Hiệp - thành viên Hội đồng quản trị VNCB, không áp dụng đối với Công ty Phong Hiệp do Trần Hiệp làm Giám đốc cho dù Công ty Phong Hiệp là Công ty TNHH Một thành viên do Trần Hiệp làm Giám đốc. Chỉ có cơ quan điều tra cho rằng điều này là vi phạm.

BIDV chỉ trực tiếp thu nợ từ công ty Phong Hiệp, do vậy việc thiệt hại tại VNCB không phải do ảnh hưởng từ vay BIDV. Khi tại thời điểm VNCB chuyển tiền trả nợ cho BIDV thì ông Trần hiệp cũng không còn là giám đốc của Công ty Phong hiệp. BIDV không hề bị thất thoát và không liên quan đến việc gây thiệt hại cho VNCB.

Nói về lời xin lỗi của ông Phan Thành Mai, ông Hà cho biết bản thân không chấp nhận lời xin lỗi này. Ông cho rằng trường hợp của ông Trần Hiệp là quá dễ dàng để xử lý nhưng ông Mai lại không hề cho chúng tôi biết.

9h: VKS đề nghị triệu tập ông Trần Bắc Hà, ông Trần Lục Lang

HĐXX cho biết đã chuyển hồ sơ cho viên kiểm soát, ông Trần Lục Lang đang nằm viện, ông Trần Bắc Hà đi chữa bệnh. HĐXX đã triệu tập những người liên quan đến vụ án.

8h50: Xét hỏi ông Phạm Công Trung - em trai ông Phạm Công Danh

Ông Phạm Công Trung nguyên là Phó Giám đốc VNCB và Giám đốc Công ty Việt Trung và Hương Việt.

Ông Trung khai mình có phụ trách mảng hành chính nhân sự Tập đoàn Thiên Thanh. Ông cho biết Công ty Hương Việt không ký bất kỳ hợp đồng về vật liệu xây dựng.

live xet xu pham cong danh sang 131 de nghi thu hoi 4500 ty dong tang von dieu le de giam thiet hai cho vncb
Ông Phạm Công Trung - em trai ông Phạm Công Danh

Về Công ty Việt Trung, do cung cầu xây dung tại Quãng Ngãi, công ty đã ký hợp đồng vật lieu với Công ty Nhất Nhất Vinh- Công ty của Phạm Công Danh lập. Ông chỉ ủy quyền cho cháu mình là ông Nguyễn Minh Tuấn ký hợp đồng.

Trong quá trình làm Phó GĐ ngân hàng VNCB, ông không biết một số nhân viên Thiên Thanh là lái xe, bảo vệ làm giám đốc 12 công ty "ma". Ông cho rằng việc làm của anh trai mình (ông Danh) là đúng, muốn ngân hàng tốt hơn chỉ là thực hiện không đúng quy định.

8h40: HĐXX mời thành viên HĐQT VNCB lên xét hỏi

Ông Lê Trung Kiên - nguyên Phó Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn đã hỗ trợ Mai Hữu Khương lập các hợp đồng mua bán VLXD đầu ra giữa 12 công ty đứng tên hồ sơ vay vốn BIDV.

Trước đó, ông Kiên là nhân viên tổ ngân hàng Tập đoàn Thiên Thanh, là thuộc cấp của Khương. Ông Kiên cho biết Khương cung cấp số liệu công ty, doanh nghiệp và số lượng cung cấp VLXD, hợp đồng mẫu đầu ra để làm căn cứ vào số liệu này soạn hợp đồng. Sau đó, ông được bị cáo Khương nhờ mang 3 hồ sơ qua BIDV Bến Thành, gặp anh Hải và đưa hồ sơ

Ông Kiên khai bản thân nhận biết được việc soạn thảo hợp đồng đầu ra theo dự án 4 nhà đều là số liệu khống. Ông cũng chỉ làm theo những số liệu do ông Khương đưa, ông chỉ là nhân viên làm công ăn lương nên mong HĐXX xem xét.

Xét hỏi bà Nguyễn Thị Thu Hương, nhân viên tài chính Tập đoàn Thiên Thanh

Bà Hương cho biết chỉ giúp nhờ đứng tên và chuyển tiền giải ngân. Số tiền nhận được chị Hương không nhớ rõ từ đâu ra và chỉ thực hiện chuyển đền một số tài khoản theo chỉ đạo của bị cáo Khương. Bà không biết số tiền này dùng vào mục đích gì, không nhớ là ông Danh chỉ đạo hay không.

Theo cáo trạng, tháng 10/2013, Tập đoàn Thiên Thanh chuyển số tiền 37.9 tỷ đông đồng vào tài khoản của Nguyễn Thị Thu Hương tại Agribank Lý Thường Kiệt, TP HCM để Hương chuyển trả lãi cho Tập đoàn Thiên Thanh như sau:

Chuyển trả lãi vay cho Agribank - Tân Phú số tiền là: 2.131.206.945 đồng; Agribank - CN Láng Hạ số tiền: 31.902.460.666 đồng; Ngân hàng Bản Việt - Sở Giao Dịch số tiền: 337.333.333 đồng; Ngân hàng Oceanbank - CN Sài Gòn số tiền: 1.944.458.790 đồng; Chuyển trả ông Quách Chánh Hưng tiền mua rượu trong thời giam dài (không có chứng từ) số tiền: 1.250.000.000 đồng, số tiền 370.833.000 đồng được Nguyễn Thị Hương rút ra mang về giao lại cho Phạm Công Danh sử dụng.

8h30: Phiên tòa sáng nay HĐXX tiếp tục làm việc

Sáng nay, ông Lê Giáo, Hội thẩm Nhân dân dự khuyết có việc đột xuất nên HĐXX thay đổi bằng 1 Hội thẩm Nhân dân khác.

Tóm tắt phiên tòa ngày 12/1

Tại phiên tòa, rất nhiều cán bộ và những người liên quan tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được tòa triệu tập nhưng vắng mặt. Chủ tọa phiên tòa sẽ ký giấy triệu tập. Nếu những người này vẫn không có mặt sẽ áp dụng biện pháp nghiêm khắc hơn.

live xet xu pham cong danh sang 131 de nghi thu hoi 4500 ty dong tang von dieu le de giam thiet hai cho vncb
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và Trầm Bê cùng đồng phạm ngày 12/1/2018. (Ảnh: VD).

Bà Nguyễn Thị Phương – Giám đốc ban pháp chế BIDV hội sở, cho biết bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay 4.700 tỷ đồng cơ bản là đúng theo quy định của pháp luật. BIDV thực hiện nhận tài sản bảo đảm là tiền gửi, có chuyển giao tiền, vậy đó là cầm cố. BIDV cũng đã họp và tổ chức xử lý một số cán bộ đã sai phạm

Bà nhấn mạnh BIDV không giao dịch cá nhân với ông Phạm Công danh hay Phan Thành Mai. Tư cách của ông Danh là người đại diện của VNCB, chúng tôi giao dịch với hai chủ thể có tư cách giao dịch chứ không giao dịch với tư cách cá nhân.

Ngoài ra, về việc phê duyệt khoản vay, ông Đoàn Ánh Sáng, Phó Tổng giám đốc khẳng định, cho vay như thế nào là do các chi nhánh thực hiện theo quy trình nhiệm vụ của ông Sán là khởi động chủ trương cho vay với điều kiện là có tài sản bảo đảm theo quy định, chứ không cầm bất cứ hồ sơ hay tài sản cầm cố nào.

Trong khi đó, các lãnh đạo các chi nhánh BIDV tham gia giải ngân cho 12 công ty của ông Danh thừa nhận đã chủ quan khi chỉ phê duyệt trên hồ sơ mà không đi kiểm tra thực tế vì tin tưởng hồ sơ đã được hội sở phê duyệ. Về việc này, họ cho rằng lãnh đạo hội sở cũng có trách nhiệm.

Minh An - Diệp Bình

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.