|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Phạm Công Danh: 'VNCB bị ép tăng vốn khi thực hiện tái cơ cấu'

11:32 | 12/01/2018
Chia sẻ
Ông Danh cho rằng nếu như NHNN không thúc ép tăng vốn điều lệ thì bản thân ông cùng các bị cáo khác đã không phát sinh hành vi sai phạm trong vụ án này. Đề nghị HĐXX xem xét hoàn cảnh và bối cảnh của vụ án.
pham cong danh vncb bi ep tang von khi thuc hien tai co cau 1.800 tỷ đồng từ Trầm Bê chuyển sang Phạm Công Danh thế nào?
pham cong danh vncb bi ep tang von khi thuc hien tai co cau Vì sao Phạm Công Danh chỉ cần 4.500 tỷ tăng vốn điều lệ nhưng lại vay 4.700 tỷ từ BIDV?

VNCB chịu áp lực tăng vốn từ NHNN

Trong phiên xét xử Phạm Công Danh sáng ngày 12/1, ông Danh cho biết Ngân hàng Xây dựng (VNCB) thời điểm năm 2013 không có nguyên vọng tăng vốn mà đây là yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Do vướng hạn mức tín dụng, tăng trưởng tín dụng, NHNN yêu cầu không được giảm mà phải tăng vốn.

pham cong danh vncb bi ep tang von khi thuc hien tai co cau
Bị cáo Phạm Công Danh (Ảnh: VTC)

Cụ thể, các Thành viên HĐQT của VNCB đã có cuộc họp với ông Thảo - Giám đốc NHNN tình Long An bàn về vấn đề này.

Cho biết chi tiết hơn nội dung cuộc họp, bị cáo Phan Thành Mai - nguyên Tổng Giám đốc VNCB cho biết, ông Danh đã xin NHNN chia nhỏ việc tăng vốn thêm 4.500 tỷ đồng thành nhiều giai đoạn. Nhưng NHNN vẫn đưa ra yêu cầu bắt buộc tăng vốn và cho rằng việc tăng vốn nằm trong cơ cấu tái cơ cấu của VNCB. Sau cuộc họp đó, không có văn bản triển khai nào được đưa ra.

Khi nói về vấn đề này, bị cáo Danh nói: "Nếu như NHNN không thúc ép thì chúng tôi thực hiện hành vi sai trái này. Nếu nói về lý thì chúng tôi sai, kính mong HĐXX xem lại bối cảnh, hoàn cảnh"

Năm 2013, khi thực hiện đề án tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Đại Tín sau chuyển thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), do thiếu vốn để tăng vốn điều lệ nên Phạm Công Danh đã dùng 12 công ty của mình lập hồ sơ khống để nộp cho BIDV vay vốn.

Vốn điều lệ của VNCB lúc đó đang là 3.000 tỷ đồng, theo yêu cầu của NHNN là tăng lên 7.500 tỷ đồng. Với tài sản bảo đảm là 6 lô đất Sân vận động Chi Lăng; đất tại 209 Trường Chinh - Đà Nẵng và 3.070 tỷ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV, VNCB đã được BIDV đồng ý và giải ngân cho vay 4.700 tỷ đồng.

Số tiền vay 4.700 tỷ đã đi đâu?

Theo lời khai của ông Phan Thành Mai, phần lớn số tiền vay được (4.500 tỷ đồng) được sử dụng để tăng vốn điều lệ, 200 tỷ đồng còn lại được sử dụng để chăm sóc khách hàng.

Ông Mai Hữu Khương - Thành viên HĐQT, Giám đốc khối kinh doanh VNCB lại cho biết khoảng 4.000 tỷ đồng được chuyển tăng vốn VNCB; 623,528 tỷ đồng chuyển trả nợ Công ty CP Đầu tư Phát triển Hải Tiến; còn lại 76,472 tỷ đồng sử dụng trả lãi các khoản vay tại BIDV.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, từ 29/10 - 28/11/2013, toàn bộ số tiền 4.700 tỷ đồng vay từ BIDV được giải ngân vào tài khoản của 4 công ty cung cấp vật liệu xây dựng đầu vào. Cụ thể là công ty Quốc Thắng, Hương Việt, Thiên Trang Phạm, Thịnh Quốc. Số tiền này sau đó được chuyển đến tài khoản 8 cá nhân tại ACB và 11 cá nhân tại Vietcombank. 19 cá nhân này ký rút tiền để các cá nhân khác nộp tiền vào tài khoản 3 công ty (Đại Long, Phong Hiệp, Quốc Thắng) để chuyển tiền vào tài khoản của VNCB tại Agribank Tân Phú. Tổng số tiền chuyển là 4.000 tỷ đồng, sử dụng để tăng vốn điều lệ.

Còn lại 700 tỷ đồng, Danh chuyển trả Công ty Đầu tư Phát triển Hải tiến tại MaritimeBank số tiền 623,5 tỷ đồng; 76,5 tỷ đồng cùng với số tiền chuyển chứng minh vốn đối ứng (30%) của 12 công ty tại thời điểm giải ngân tại BIDV được dùng để trả lãi cho BIDV.

Số tiền 500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ còn lại có nguồn gốc: 200 tỷ đồng từ TPBank cho vay chuyển về Trung Dung, 250 tỷ đồng từ tiền VNCB, 50 tỷ đồng từ Nguyễn Thị Thuỷ Tiên chuyển khoản đến.

Diệp Bình

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).