|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh chiều 24/1: Luật sư liên tục khẳng định việc Trầm Bê cho 6 công ty của Phạm Công Danh vay tiền là đúng quy định

13:48 | 24/01/2018
Chia sẻ
Chiều 24/1, các luật sư bào chữa cho ông Trầm Bê cho rằng, 6 công ty vay vốn là những pháp nhân thành lập hợp pháp, những người đại diện không liên quan đối với ông Danh, Tập đoàn Thiên Thanh. Ông Bê không biết mục đích sử dụng khoản vay, kết luận giám định của NHNN cho thấy ông Bê không hưởng bất kỳ vật chất, thu lợi gì của ông Danh. Mức án 5-6 năm quá nặng, VKS chưa chứng minh hành vi ông Bê giúp sức cho ông Danh.
xet xu pham cong danh chieu 241 luat su lien tuc khang dinh viec tram be cho 6 cong ty cua pham cong danh vay tien la dung quy dinh Ông Trầm Bê bị đề nghị án 5 - 6 năm tù giam
xet xu pham cong danh chieu 241 luat su lien tuc khang dinh viec tram be cho 6 cong ty cua pham cong danh vay tien la dung quy dinh Người thân ông Trầm Bê xin giải tỏa kê biên nhà

"Việc bị cáo Khang biết ông Danh làm VNCB không phải là một yêu tố buộc tội"

Luật sư Trần Hải (bào chữa cho Phan Huy Khang) nêu quan điểm bị cáo Khang không bàn bạc với ông Danh cho vay tiền, không tham gia với ông Trầm Bê và ông Danh. Nội dung cáo trạng là không chính xác, trái với kết quả cơ quan điều tra.

Bên cạnh đó, bị cáo Khang không bàn bạc về hạn mức tín dung 1.800 tỷ đồng. Việc ông Bê cho 6 công ty của ông Danh vay tiền là đúng quy định, luật sư tiếp tục khẳng định. Bị cáo Khang xác định việc cho vay là vay 6 công ty chứ không phải cá nhân ông Danh, hơn nữa theo lời khai ông Danh, ông Bê là cho các công ty của ông Danh vay.

Luật sư cho rằng, việc bị cáo Khang biết ông Danh làm VNCB không phải là một yêu tố buộc tội. Ông Khang không hề mục đích sâu xa của 6 công ty đi vay là gì, quan trọng khách hàng đáp ứng đủ 5 điều kiện cho vay.

Luật sư cho biết, không có mối quan hệ nhân quả xảy ra đối với bị cáo Khang trên cơ sở VKS đưa ra. Việc VNCB cầm cố hợp đồng tiền gửi làm tài sản đảm bảo vay vốn tại Sacombank là hợp pháp, việc xử lý tất toán hợp đồng tiền gửi cũng hợp pháp.

VNCB phải chịu thiệt hại do thực hiện ngoài nghĩa vụ, bị cáo Khang không hề cố ý, không có yếu tố chủ quan và quen ông Danh.

Về nhân thân, bị cáo có nhiều thành tích, gia đình cách mạng..., luật sư mong HĐXX xem xét.

Tự bào chữa, Khang nêu quá trình ông Danh đi vay 1.800 tỷ đồng với tài sản thế chấp là tiền gửi VNCB. Bị cáo không làm việc gì sai trái, thấy các hồ sơ vay an toàn, bị cáo mới đồng ý cho vay.

Quy trình cho vay sacombank rất rõ ràng, Khang nói. Bị cáo không biết mục đích sâu xa của 6 công ty chỉ khi có kết quả giám định của NHNN. Bị cáo thừa nhận do tài sản đảm bảo quá an toàn nên có một số sai sót khi cho vay.

"Thực tế bị cáo rất là đau xót trong hơn 20 năm công tác. Mong HĐXX xem xét cho bị cáo nhẹ nhất, đó là cải tạo không giam giữ để có thời gian chăm sóc gia đình, làm việc có ích xã hội", Khang nêu.

xet xu pham cong danh chieu 241 luat su lien tuc khang dinh viec tram be cho 6 cong ty cua pham cong danh vay tien la dung quy dinh Luật sư khẳng định nguyên TGĐ Sacombank Phan Huy Khang không phạm tội

Luật sư đề nghị HĐXX xem xét một cách toàn diện đối với bị cáo Đặng Thị Bích Thủy

Bào chữa cho bị cáo Đặng Thị Bích Thủy (nguyên phó giám đốc khối KHDN, giám đốc Trung tâm kinh doanh Hội sở TPBank, VKS đề nghị mức án 6-7 năm tù), luật sư Lê Thị Bích Chi đặt ra câu hỏi: Có hay không việc bị cáo Thủy bàn bạc, thống nhất với bị cáo Phạm Công Danh?

Trong vụ án này, không có căn cứ chứng minh rằng bị cáo Thủy có bàn bạc chặt chẽ với Phạm Công Danh rằng, bị cáo Thủy không biết rõ mục đích, thấy được hành vi này gây thiệt hại cho VNCB. Bản thân Thủy đã khẳng định không có bàn bác với Phan Thành Mai, Phạm Công Danh. Lời khai này cũng phù hợp với lời khai của bị cáo Danh và Mai.

Khi tiếp nhận hồ sơ, bị cáo Thủy đã kiểm tra sơ bộ về Thiên Thanh và Trung Dung và thấy đây là công ty lớn, khoản vay an toàn, ý thức được là gây thiệt hại cho VNCB hay tổ chức nào khác. Không biết mục đích là dùng 11 công ty để vay vốn, rút ra cho Danh sử dụng.

Luật sư nêu quan điểm, cáo trạng của VKS kết luận bị cáo Thủy đồng phạm với Phạm Công Danh là không có căn cứ và đi ngược với pháp luật. Bị cáo Thủy đã thực hiện đúng nghĩ vụ của mình là đề xuất cấp tín dụng, không tham mưu như VKS quy kết.

Thiệt hại của VNCB bắt nguồn từ lãnh đạo VNCB đồng ý sử dụng tiền gửi để bảo đảm tiền vay của 11 công ty. Hành vi của bị cáo Thủy không giúp sức cho Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB, luật sư đồng ý vơi quan điểm của VKS rằng không yêu cầu các bị cáo phải liên đới bồi thường thiệt hại và mong HĐXX xem xét đề nghị của VKS.

Nhân thân của bị cáo Thủy tốt, gia đình có công với cách mang, bị cáo phải nuôi mẹ già, con nhỏ. Trong quá trình làm việc tại TPBank thì có nhiều thành tích tốt, luật sư đề nghị HĐXX xem xét một cách toàn diện đối với bị cáo Thủy.

Tự bào chữa, bị cáo Thủy nghẹn ngào cho rằng mình không biết được thực sự mục đích trong việc này. Bị cáo mong sự anh minh của HĐXX, xem xét hành vi của bị cáo

Luật sư cho rằng việc ký 6 hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định luật tín dụng

Việc bị cáo Trầm Bê quen ông Danh, không thể quyết định sự vi phạm của bị cáo. Không lẽ bất cứ ai quen biết ông Danh, cho ông Danh vay tiền đều là phạm pháp và ông Trầm Bê không biết thực chất vay vốn 6 công ty của ông Danh, luật sư nêu quan điểm.

Ông Trầm Bê không áp đặt cho vay đối với ông Danh, bị cáo chỉ phê duyệt chứ không thực hiện thẩm định cho vay, không hề biết mục đích 6 khoản vay.

Luật sư nhận định việc ký 6 hợp đồng tín dụng phù hợp với quy định luật tín dụng, do đó không thể nói ông Bê là đồng phạm với bị cáo Danh.

Về tính khách quan: Việc VNCB gửi tiền sang Sacombank là đúng quy định theo luật các tổ chức tin dụng, VNCB không vi phạm khi gửi tiền qua Sacombank để bảo lãnh cho các khoản vay nên Trầm Bê không phải là đồng phạm với Phạm Công danh trong các hành vi sai trái của Phạm Công Danh.

Vế mối quan hệ nhân quả: Việc bảo lãnh của VNCB cho 6 công ty vay vốn là hợp pháp, việc cho vay khi có tài sản bảo đảm, nên cho dù Danh có vi phạm tội thì cũng không ảnh hưởng đến Trầm Bê nên Trầm Bê không thể nói Trầm Bê là đồng phạm, giúp sức cho Phạm Công Danh. Việc VNCB sai phạm, thiệt hại không liên quan gì đến Trầm Bê nên cáo buộc Trầm Bê đồng phạm là sai.

Từ những nhận định này, luật sư Hồng đề nghị HĐXX xem xét để tuyên thân chủ mình đúng người, đúng tội.

Luật sư Trần Quốc Khánh biện hộ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Trầm Bê trình bày tại tòa: ông Trầm Bê (Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Chủ tịch Hội Đồng Tín Dụng Sacombank) cho biết, pháp luật hình sự quy định “đồng phạm” là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm (Điều 17 BLHS); mà“cố ý phạm tội” đòi hỏi người phạm tội phải nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả ấy xẩy ra hoặc có ý thức để mặc hậu quả đó xẩy ra (Điều 10 BLHS).

Trong vụ án, quá trình điều tra đã xác định được do chịu áp lực phải thanh toán cho khoản nợ vay quá hạn của BIDV: 2.600 tỷ đồng đã dùng để chăm sóc khách hàng phát sinh từ cuối năm 2012 (thể hiện tại các Bl từ: 1.700 – 2.373); đồng thời cũng cần phải có ngay nguồn tiền để bảo đảm thanh khoản cho Ngân hàng trong tình trạng nợ thị trường liên ngân hàng cao, nợ xấu không khả năng thu hồi chiếm: 90% tổng dư nợ.

Nên ngày 23/3/2013 Hội Đồng Quản Trị VNCB tên lúc đó là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Tín đã họp thống nhất chủ trương lấy tài sản là số dư tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng (có lãi suất thấp) làm tài sản bảo đảm cho các công ty vay tiền tại những tổ chức tín dụng khác, khoản tiền vay này sẽ được dùng để chăm sóc khách hàng.

Do hoàn cảnh bức bách phải cứu VNCB mà ý thức thực hiện hành vi cố ý làm trái của Ông Danh cùng thuộc cấp đã hình thành. Trong giai đoạn này thì hoàn toàn không có sự hiện diện hay can dự gì của ông Trầm Bê khi ông Phạm Công Danh đến gặp ông Bê vào giữa tháng 4/2013 tại trụ sở Sacombank để giới thiệu 6 Công ty vay tiền, ông Danh cũng không cho ông Trầm Bê biết mục đích thật của việc sử dụng tiền vay, cũng như tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng tại VNCB.

Quan hệ giữa ông Bê và ông Danh chỉ là quan hệ giữa hai doanh nhân

Trình bày về quan hệ đối nhân, luật sư Khánh cho biết, ông Trầm Bê, theo quy định của pháp luật Ông phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của Ngân hàng mà cụ thể là các Cổ đông. Tương tự, Ông Phạm Công Danh là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị VNCB thì phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của Ngân hàng này; Quan hệ giữa Ông Bê và Ông Danh thuần túy chỉ là quan hệ của hai doanh nhân có từ lúc Ông Trầm Bê còn làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam.

Do vậy không thể suy diễn một cách chủ quan và thiếu lozic rằng: việc Ông Bê với tư cách Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Chủ tịch Hội Đồng Tín Dụng chấp thuận chủ trương cho khách hàng là 6 Công ty do Ông Danh giới thiệu vay tiền tại Ngân hàng của mình mà các khoản vay này được bảo đảm bằng tài sản là tiền gửi hợp pháp của VNCB tại Sacombank: Chi nhánh Hưng Đạo, Chi nhánh Quân 8 vào tháng 4/2013 là hành vi giúp sức để Phạm Công Danh cùng thuộc cấp gây thiệt hại cho VNCB.

Trước thời điểm ông Danh đến gặp ông Trầm Bê đặt vấn đề giới thiệu khách hàng vay tiền tại Sacombank, ông Bê hoàn toàn không biết gì về mục đích sử dụng tiền vay của 6 Công ty, cũng như tình trạng thanh khoản nguy cấp của VNCB do Phạm Công Danh làm Chủ tịch, điều đó cũng đồng nghĩa với việc không thể buộc Ông Trầm Bê vì sự ngay tình khi tham gia giao dịch phải cùng gánh chịu trách nhiệm trước pháp luật như những người đã có dự mưu từ trước.

Khi ông Bê đồng ý về chủ trương cho 6 Công ty do Phạm Công Danh giới thiệu vay tiền tại Sacombank, ông Bê luôn đưa ra điều kiện là phải có tài sản bảo đảm bằng tiền gửi hoặc bất động sản có giá trị, còn nếu là tài sản của VNCB thì phải có Nghị quyết của Hội Đồng Quản Trị chấp thuận về việc bảo lãnh thì hồ sơ vay mới được xem xét.

Theo luật sư, quan hệ giữa ông Bê và ông Danh chỉ là quan hệ giữa hai doanh nhân là chủ của hai pháp nhân kinh doanh độc lập và không đồng nhất về mặt lợi ích nên khi đưa Phạm Công Danh xuống gặp Tổng Giám Đốc Phan Huy Khang để triển khai các thủ tục pháp lý theo quy định pháp luật và quy định của Sacombank đối với 6 Công ty vay tiền. Ông Trầm Bê hoàn toàn không có bất cứ hành động chỉ đạo, thúc ép hoặc gây áp lực nào nhằm buộc các thuộc cấp phải cho 6 Công ty này vay tiền bằng mọi giá.

Xét về mặt lý luận, luật sư trình bày, hành vi chỉ cấu thành tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” khi hội đủ các yếu tố sau: - Về nhận thức người thực hiện hành vi phải ý thức đầy đủ và rõ ràng hành vi mình đang thực hiện là gây nguy hiểm cho xã hội - tức trái pháp luật, nhìn thấy trước hậu quả của hành vi đó nhưng mong muốn cho hậu quả ấy xẩy ra hoặc có ý thức để mặc hậu quả đó xẩy ra.

Đây là biểu hiện quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng và nhất thiết hành vi mà người này thực hiện phải gây ra hậu quả về mặt vật chất: quan hệ nhân – quả; -

Theo luật sư chủ thể của một hành vi cố ý thì bao giờ cũng phải nhắm đến một mục đích cụ thể: tức tôi là việc này thì sẽ được hưởng lợi cái gì; Nhưng thực tế trong vụ án, khi chấp thuận chủ trương cho 6 Công ty do Ông Danh giới thiệu vay tiền, ông Bê hoàn toàn không được Phạm Công Danh cho biết mục đích thực của việc sử dụng tiền vay mà ông Danh cùng thuộc cấp đã thống nhất trước đó. Ông Trầm Bê phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của Sacombank chứ ông Bê không bị buộc phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ tài sản cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của VNCB.

Không ít các quan chức ngân hàng cũng có cùng hành vi như ông Trầm Bê, nhưng Cơ quan tố tụng lại cho rằng hành vi của họ không cấu thành tội phạm

Luật sư đặt câu hỏi là cần phải xét hành vi của Ông Trầm Bê khi chấp thuận chủ trương cho 6 Công ty do Ông Danh giới thiệu có gây hậu quả làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Sacombank không? Quá trình điều tra và xét hoira tại tòa cho thấy, việc Sacombank ký Hợp đồng bảo lãnh với VNCB, Hợp đồng tín dụng cho 6 Công ty vay: 1.800 tỷ đồng là đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật các Tổ chức tín dụng và đến thời điểm giám định Sacombank không có thiệt hại đồng thời, ong Trầm Bê cũng không được hưởng hay nhận bất cứ khoản lợi ích vật chất nào từ ông Danh, VNCB hay các Công ty vay tiền…

Luật sư cho rằng, trong vụ án này có không ít các quan chức ngân hàng cũng có cùng hành vi như ông Trầm Bê, nhưng với các nhân vật này thì Cơ quan tố tụng lại cho rằng hành vi của họ không cấu thành tội phạm và chỉ đề nghị xử lý hành chính, trong khi đó lại áp dụng chế tài hình sự với Ông Bê và Ông Phan Huy Khang. Việc áp dụng pháp luật như vậy là không công bằng và vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc trước pháp luật mọi người đều bình đẳng!

xet xu pham cong danh chieu 241 luat su lien tuc khang dinh viec tram be cho 6 cong ty cua pham cong danh vay tien la dung quy dinh Ông Trầm Bê: Tôi đã làm nhiều việc cho xã hội chứ chưa làm gì có hại cho xã hội, tôi chỉ bảo vệ tiền của Sacombank

Luật sư nhắc đến trách nhiệm của tổ giám sát NHNN

Trong vụ án, còn phải nhắc đến trách nhiệm của tổ giám sát NHNN, vì khi chuyển tiền của VNCB từ Sở Giao Dịch Ngân hàng Nhà Nước về Sacombank: Chi nhánh Hưng Đạo và Chi nhánh Quận 8, Phan Thành Mai có lập “Tờ trình xin ý kiến của Tổ Giám Sát” và đã được ký.

Nếu hành vi của ông Phạm Công Danh cùng thuộc cấp bị cáo buộc là: “cố ý làm trái…” đối với khoản bảo lãnh cho 6 Công ty vay: 1.800 tỷ đồng tại Sacombank gây thiệt hại cho VNCB thì cũng không thể bỏ qua trách nhiệm pháp lý của Tổ Giám Sát này. Bởi: nếu họ thực hiện đúng trách nhiệm của mình thì liệu có chuyện chuyển tiền như trên được không?

Luật sự đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh mà Viện Kiểm Sát đã cáo buộc đối với Ông Trầm Bê là đồng phạm cùng Phạm Công Danh phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng".

VKS quy buộc trách nhiệm cho ông Trầm Bê là khiên cưỡng

Luật sư Phạm Đức Trung (bào chữa cho bị cáo Trầm Bê) trình bày quan điểm: tại cơ quan điều tra và tại tòa, ông Trầm Bê có nhận trách nhiệm về những sai sót, nhưng luật TCTD không rõ ràng nên việc áp dụng chưa hợp lý. Ông Trầm Bê chỉ đạo cho vay là bình thường, nhưng khi cấp dưới và các chi nhánh duyệt hồ sơ cho vay đã chủ quan nên mới xảy ra sai phạm.

VKS quy buộc trách nhiệm cho ông Trầm Bê là khiên cưỡng, bởi Trầm Bê không biết mục đích vay tiền của Phạm Công Danh. Khi được VNCB bảo lãnh, Trầm Bê tin tưởng rằng đã được VNCB thẩm tra nên mới chỉ đạo thuộc cấp cho vay tiền. Quá trình duyệt hồ sơ cho vay cho đến khi giải ngân khoản vay, Trầm Bê không biết 6 công ty vay là của Danh và không biết tiền được chuyển về cho Danh sử dụng.

Khi vụ án xảy ra, Trầm Bê mới biết 6 công là của Danh và biết việc tiền giải ngân là do Danh sử dụng. Khi làm việc với CQĐT và tại tòa, Bê có nhìn nhận có sai sót của phía mình, do chủ quan, tin tưởng có tài sản đảm bảo nên mới duyệt cho vay, nhưng do không xem xét toàn diện nên mới xảy ra sai phạm.

Cáo trạng quy tội Trầm Bê đồng phạm với Phạm Công Danh là không đúng, bởi Trầm Bê không phạm tội cố ý làm trái.

Kể từ khi bị bắt, ông Trầm Bê tin tưởng vào pháp luật sẽ xem xét một cách khách quan, toàn diện hành vi phạm tội của mình. Nếu xác định Trầm Bê phạm tội thì xem xét tuyên án thấp. Bên cạnh đó, Trầm Bê là người tạo công an việc làm cho rất nhiều người nên mong HĐXX xem xét cho Bê mức án thấp nhất.

Về mặt dân sự, đại diện VKS đề nghị giải tỏa kê biên căn nhà trện đường An Dương Vương (quận Bình Tân), luật sư Trung đề nghị HĐXX xem xét giải tòa kê biên căn nhà còn lại của Trầm Bê trên đường Hồng Bàng, quận 6, TP HCM.

Luật sư đọc phần cáo trạng Trầm Bê

Trầm Bê nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank, là người biết Phạm Công Danh cần tiền sử dụng nhưng Danh không thể vay tiền trực tiếp tại VNCB được nên Trầm Bê đã bàn bạc thống nhất cho Phạm Công Danh vay tiền. Trầm Bê đã đưa Phạm Công Danh gặp Phan Huy Khang để trao đổi về việc Phạm Công Danh vay tiền qua các công ty của Phạm Công Danh. Sau đó, Trầm Bê thống nhất với Phan Huy Khang thực hiện cho Danh vay 1.800 tỷ đồng.

Lý do VKS đề nghị mức án 5-6 năm tù đối với bị cáo Trầm Bê

Đối với ông Trầm Bê, Viện kiểm sát (VKS) nhận định có mối quan hệ với ông Danh từ trước, biết ông này không thể vay tiền của VNCB nên đã đồng ý và chỉ đạo cấp dưới cho vay 1.800 tỷ đồng. Từ chỉ đạo của bị cáo, các chi nhánh đã giải ngân cho 6 công ty của ông Danh vay. Các bị cáo không thẩm định phương án kinh doanh thực tế, phê duyệt cho vay khi hồ sơ chưa đầy đủ.

xet xu pham cong danh chieu 241 luat su lien tuc khang dinh viec tram be cho 6 cong ty cua pham cong danh vay tien la dung quy dinh
Bị cáo Trầm Bê tại phiên toà

"Việc bị cáo Bê cho rằng bị cáo Danh có thể vay tiền của Sacombank mà không phải dùng tiền gửi thị trường hai, là nhận thức chưa đúng quy định của pháp luật. Bị cáo còn chỉ đạo cấp dưới giải ngân trước bổ sung hồ sơ sau, tạo điều kiện cho ông Danh dùng tiền của VNCB bảo lãnh vay, gây thiệt hại cho VNCB 1.800 tỷ đồng", VKS nêu quan điểm và khẳng định cáo trạng truy tố ông Trầm Bê là có căn cứ.

Tuy nhiên, ông Trầm Bê thành khẩn khai báo, không hưởng lợi cá nhân, không mong muốn hậu quả xảy ra… nên VKS đề nghị mức án "đủ răn đe" 5-6 năm tù.

VKS cũng chấp nhận một phần kiến nghị của ông Bê, giải tỏa kê biên căn nhà trên đường An Dương Vương của bà Dương Tú Anh (chị vợ bị cáo Bê). Đối với bất động sản còn lại ở quận Bình Tân, Viện đề nghị tiếp tục kê biên để đảm bảo thi hành án.

Tóm tắt phiên sáng 24/1:

Tại phiên tòa, nhiều bị cáo làm giám đốc công ty ‘ma' khóc nức nở trước tòa, xin áp mức phạt nhẹ nhất.

Cụ thể, bị cáo Nguyễn Tấn Thành xúc động mạnh, khóc khi đứng trước tòa tự bào chữa. Bị cáo Thành mong muốn HĐXX xem xét giảm nhẹ mức án cho bị cáo vì bị cáo, gia đình của bị cáo có công với cách mạng.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Thành cũng xin HĐXX xem xét cho bị cáo Thành vì bị cáo mới học hết lớp 6, vợ đang bị đau, nuôi 2 con nhỏ, bố mẹ đều có công với cách mạng. Bị cáo Thành là lao động chính trong gia đình. Khi được tập đoàn Thiên Thanh nhờ đứng tên thì bị cáo nhận thức là việc bình thường chứ không nhận thức được là việc làm trái pháp luật.

Ngoài ra, bị cáo Hồ Thị Đi cũng khóc nức nở khi thực hiện tự bào chữa bổ sung cho mình. Bị cáo xin HĐXX xem xét vì bị cáo có con nhỏ. Mong cho bị cáo được mức án thấp nhất.

Luật sư Lập bào chữa cho bị cáo Đi. Cũng như luật sư bào chữa cho các giám đốc công ty "ma" khác thì luật sư Lập xin HĐXX xem xét cho bị cáo Đi ở góc độ là người làm công ăn lương và không nhận thức được hành vi sai phạm cũng như không được hưởng lợi từ hành vi sai phạm.

PV

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.