|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Xây dựng bộ công cụ chống hối lộ cho doanh nghiệp

07:30 | 22/03/2018
Chia sẻ
“Điều mà cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang kỳ vọng ở thời điểm hiện tại chính là liêm chính và thách thức lớn nhất của Chính phủ là liêm chính”. 
xay dung bo cong cu chong hoi lo cho doanh nghiep 62 doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU
xay dung bo cong cu chong hoi lo cho doanh nghiep Doanh nghiệp cá tra nào trụ vững trước 'cơn bão' thuế chống bán phá giá?

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh như trên tại hội thảo Thúc đẩy liêm chính giữa DN và Chính phủ do VCCI tổ chức ngày 21/3.

Theo quan điểm của TS Vũ Tiến Lộc, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào việc cải thiện chỉ số tham nhũng và cải thiện tình trạng tham nhũng. “Trong công cuộc phòng, chống tham nhũng thì DN vừa là nạn nhân vừa là tác nhân. Vì vậy, việc xây dựng liêm chính trong DN trở thành một trong những nhu cầu quan trọng nhất trong việc cải thiện môi trường kinh doanh để DN hướng tới chuỗi giá trị toàn cầu” - TS Lộc nói.

Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam được VCCI đưa ra, tỉ lệ các công ty trả khoản phí không chính thức tăng từ 50% năm 2013 lên 64% năm 2014 và không thay đổi ở mức 66% năm 2015 và năm 2016.

Trong khi đó, theo một điều tra của Diễn đàn DN Việt Nam 2017, rủi ro tham nhũng cao ở Việt Nam đã đặt ra những thách thức lớn đối với các công ty đa quốc gia. Tham nhũng đang là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 81 về đạo đức và tham nhũng, xếp thứ 109 về các khoản chi không chính thức và hối lộ trong tổng số 137 nước. Tham nhũng được coi là vấn đề gây khó khăn thứ ba trong kinh doanh ở Việt Nam theo dữ liệu của Diễn đàn Kinh tế thế giới.

Từ thực tế này, VCCI đã xây dựng bộ công cụ chống hối lộ cho DN nhỏ và vừa; khuyến nghị chính sách lên Thủ tướng Chính phủ về thành lập Sáng kiến tăng cường hợp tác liêm chính giữa DN và Chính phủ. “Mục đích nhằm huy động sức mạnh tập thể, phòng chống tham nhũng, hối lộ trong khu vực nhà nước và khu vực DN tại Việt Nam” - đại diện VCCI cho hay.

Chân Luận

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.