|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xác suất mất tải điện miền Nam cao gấp hàng trăm lần so với tiêu chuẩn

14:16 | 13/07/2018
Chia sẻ
Xác suất mất tải (LOLE) của hệ thống điện miền Nam rất cao, giai đoạn 2020 - 2022 tương ứng là 373 giờ, 293 giờ và 593 giờ, cao hơn rất nhều so với tiêu chuẩn an toàn của hệ thống điện là 24 giờ. Nguy cơ xảy ra thiếu điện nếu xảy ra sự cố các nguồn điện là khá lớn.
xac suat mat tai dien mien nam cao gap hang tram lan so voi tieu chuan Làm gì để hút vốn nước ngoài vào hệ thống Truyền tải điện ?
xac suat mat tai dien mien nam cao gap hang tram lan so voi tieu chuan Ban hành Quy chế về thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện

Trong “Báo cáo về tình hình thực hiện các dự án trong quy hoạch điện VII điều chỉnh và giải pháp đảm bảo cung cấp điện đến năm 2025”, Bộ Công Thương cho biết Bộ đã giao EVN và Viện Năng lượng tính toán kiểm tra cung - cầu, đánh giá khả năng cung cấp điện 2018 - 2020 và tới năm 2025.

Kết quả cho thấy với phụ tải cơ sở được cập nhật, luôn tiềm ẩn nguy cơ sự cố mất điện trong các năm 2020 - 2023. Các nhà máy điện miền Nam phải vận hành rất cao từ 6.500-7.000 giờ.

xac suat mat tai dien mien nam cao gap hang tram lan so voi tieu chuan
Xác suất mất tải điện miền Nam cao gấp hàng trăm lần so với tiêu chuẩn. Ảnh: Internet

Xác suất mất tải (LOLE) của hệ thống điện miền Nam rất cao, giai đoạn 2020 - 2022 tương ứng là 373 giờ, 293 giờ và 593 giờ, cao hơn rất nhều so với tiêu chuẩn an toàn của hệ thống điện là 24 giờ. Nguy cơ xảy ra thiếu điện nếu xảy ra sự cố các nguồn điện là khá lớn.

Các dự án nguồn điện mới tại Miền Nam chủ yếu là các dự án nhiệt điện than được yêu cầu theo hình thức BOT chưa được khởi công xây dựng nên không thể đáp ứng được tiến độ như: Duyên Hải 2 (năm 2021 có thể chậm sang 2023), nhiệt điện Long Phú 2 (2021 - 2022), Sông Hậu 2 (2021 - 2022), Vĩnh Tân 3 (2021 - 2023), nhiệt điện Vân Phong (2022).

Đặc điểm chung của các các nhà máy BOT có quá trình chuẩn bị đầu tư kéo dài do liên quan đến nhiều Bộ/ngành và các điều khoản hợp đồng phức tạp.

Trong các năm tiếp theo, nếu tiến độ đàm phán và xây dựng không được đảm bảo thì đây cũng là một rủi ro, khó khăn không nhỏ đối với hệ thống điện Việt Nam, Bộ Công Thương nhận định.

Cứ mỗi dự án nhiệt điện than (1.200 MW) tại miền Nam bị chậm tiến độ sẽ làm mức độ thiếu điện tại miền Nam tăng thêm từ 7,2 đến 7,5 tỷ kWh/năm.

Các kết quả tính toán cho thấy trong giai đoạn tới năm 2025, miền Nam vẫn có xu hướng nhận điện từ miền Bắc và miền Trung. An toàn cung cấp điện trong giai đoạn này vẫn phụ thuôc nhiều vào liên kết Bắc - Trung - Nam. Vì vậy, dự án đường dây 500 kV Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleiku 2 để tăng cường khả năng truyền tải Bắc - Nam, hiện đã bị chậm tiến độ gần 1 năm. Nếu không thể hoàn thành đường dây này đầu năm 2020, nguy cơ thiếu điện miền Nam là rất lớn.

Chất lượng các dự án nguồn điện, đặc biệt các nguồn nhiệt điện công suất lớn cần phải được nâng cao và đảm bảo vận hành an toàn, liên tục. Do hệ thống trong các năm 2021 - 2025 gần như không có dự phòng nên trong trường hợp các tổ máy phát điện vận hành không ổn định hoặc không đảm bảo cung cấp than cho phát cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng việc đảm bảo cung ứng điện.

Bộ Công Thương cho hay sẽ tổ chức báo cáo Thủ tướng theo đề án riêng trong tháng 7/2018.

Bộ cũng đưa ra giải pháp tăng cường nhập khẩu điện từ các nước khu vực trong đó có Lào và Trung Quốc.

Cụ thể, giai đoạn đến năm 2020, Chính phủ đàm phán với phía Lào để thu gom các nguồn điện tại Nam Lào qua đường dây 220 kV hiện hữu với công suất cao nhất khoảng 1.000 MW. Giai đoạn 2026 - 2030 nhập khẩu điện từ Bắc Lào khoảng 2.000 MW. Đồng thời, ngành điện cũng tăng cường nhập khẩu từ Trung Quốc qua đường dây 220 kV Hà Khẩu - Lào Cai từ năm 2019 lên khoảng 1.000 MW và sản lượng điện mua tăng thêm khoảng 3,5 tỷ kWh. Đồng thời, ngành nghiên cứu đàm phán nhập khẩu điện Trung Quốc ở cấp điện áp 500 kV cho các giai đoạn tiếp theo.

Ngoài ra, Bộ còn đưa ra giải pháp đảm bảo tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành các công trình nguồn điện, đặc biệt các nguồn khu vực phía Nam như các dự án nhiệt điện Long Phú 1, Sông Hậu 1 (2020), BOT Duyên Hải 2 (2021 - 2020).

Bộ sẽ giải quyết các vướng mắc và có cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo tính khả thi thực hiện và thúc đẩy chuỗi dự án khí Lô B, tiến độ khí Cá Voi Xanh và các dự án nguồn điện đồng bộ. Bộ Công Thương cũng nỗ lực đảm bảo nguồn cung cấp khí cho phát điện, bổ sung nguồn khí thay thế cho các nguồn khí hiện hữu tại khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ đang suy giảm. Các cơ quan tiếp tục khuyến khích địa phương, đặc biệt các tỉnh khu vực miền Trung, miền Nam đầu tư các dự án điện mới như tại Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Bình Định, Ninh Thuận…

Ngành điện đảm bảo tiến độ xây dựng đường dây 500 kV Vũng Áng - Dốc Sỏi - PleiKu 2, đưa vào vận hành trong năm 2020. Bộ đôn đốc, đảm bảo tiến độ của cảng trung chuyển than đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Công Thương tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án điện mặt trời thực hiện đúng tiến độ đề xuất. Đến năm 2020, tổng công suất điện mặt trời có thể đưa vào vận hành khoảng 2.000 MW, tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về khả năng tích hợp nguồn điện mặt trời trong vận hành hệ thộng điện Việt Nam. Cuối cùng, Bộ chỉ đạo tăng cường tiết kiệm điện, triển khai mạnh mẽ các chương trình kiểm toán năng lượng, đặc biệt các tỉnh phía Nam.

Xem thêm

Đức Quỳnh