|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Vượt qua Indonesia, Việt Nam trở thành nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng 8

08:15 | 12/10/2022
Chia sẻ
Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong tháng 8, Việt Nam đã vượt qua Indonesia, trở thành nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,1 triệu USD, giảm 32% so với tháng 8/2021.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết trong tháng 8, nhập khẩu hạt tiêu của nước này đạt 2,6 triệu USD, giảm 35% so với tháng 8/2021.

Tính chung 8 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc đạt 30,1 triệu USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2021.

(Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu)

Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng thị phần lớn thuộc về các thị trường như Indonesia, Việt Nam, Brazil, Italy, Malaysia, Ấn Độ.

Riêng tháng 8, Việt Nam đã vượt qua Indonesia, trở thành nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,1 triệu USD, giảm 32% so với tháng 8/2021.

Tính chung 8 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt gần 9,5 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 28,1% trong 8 tháng đầu năm 2021 lên 31,4% trong 8 tháng đầu năm 2022.

Còn trong tháng 8, Indonesia tụt xuống vị trí nhà cung cấp hạt tiêu lớn thứ 2 cho Trung Quốc, kim ngạch đạt 895 nghìn USD, giảm 48% so với tháng 8/2021.

Tuy nhiên tính chung 8 tháng đầu năm, Indonesia vẫn là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc, kim ngạch đạt xấp xỉ 14,6 triệu USD, giảm 25,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần hạt tiêu của Indonesia trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 52,3% trong 8 tháng đầu năm 2021 xuống 48,6% trong 8 tháng đầu năm 2022.

Hoàng Anh

Tránh FOMO trong sóng cổ phiếu khoáng sản
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.