|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Vùng Vịnh có thực sự ‘chết chìm’ trong giếng dầu?

10:43 | 23/07/2017
Chia sẻ
Các nước Ả rập trong vùng Vịnh giàu năng lượng đã phải vật lộn để đối phó tình trạng sụt giảm giá dầu kể từ năm 2014. Ba năm sau, nền kinh tế của họ bị sa lầy do sự tăng trưởng yếu và phụ thuộc phần lớn vào dầu thô.
vung vinh co thuc su chet chim trong gieng dau
Ảnh: Reuters

Sáu thành viên của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đã cắt giảm trợ cấp và đưa ra các loại thuế mới để tăng doanh thu phi dầu mỏ và giảm thâm hụt ngân sách ngày càng phình to. Monica Malik, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Thương mại Abu Dhabi, cho biết phần lớn khoản tiết kiệm này là do cắt giảm chi tiêu và tốc độ cải cách đã bị chậm lại trong khu vực. Bà nói rằng tiến bộ trong đa dạng hóa kinh tế nói chung đã bị hạn chế.

Nếu giá dầu không hồi phục, các nhà phân tích nói rằng có thể sẽ rất khó cho các quốc gia này có thể cân bằng lại được tài chính của họ mà không tiếp tục cắt giảm chi tiêu sâu hơn, điều này có thể làm chậm thêm sự tăng trưởng. Sự chênh lệch giữa khối do Saudi Arabia dẫn đầu và Qatar cũng đang làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư.

Dữ liệu về ngân sách trong quý đầu của Saudi Arabia và Oman cho thấy sự thâm hụt ngân sách đã được cải thiện khi doanh thu từ dầu mỏ cao hơn vào thời điểm giá dầu thô Brent đã tăng lên mức 57,10 USD/thùng vào tháng Giêng. Tuy nhiên, giá dầu lại tụt xuống dưới 50USD, thấp hơn nhiều so với mức mà hai quốc gia cần phải có để cân bằng ngân sách của họ.

Saudi Arabia, nhà sản xuất lớn nhất của OPEC, đã phải thúc đẩy nguồn thu bằng dự định tăng doanh thu phi dầu mỏ vào năm 2016 và đánh thuế cao đối với sản phẩm thuốc lá, đồ uống soda vào tháng 6 năm nay. Tuy nhiên, chính phủ đã đảo ngược quyết định thay vào đó bằng việc cắt giảm tiền thưởng và một số khoản trợ cấp của nhân viên nhà nước. Một đợt cắt giảm trợ cấp thứ hai cũng sẽ bị hoãn lại vào cuối năm 2017 hoặc đầu năm tới, theo đánh giá của các chuyên gia.

Nhận thức rủi ro

Chi phí trung bình để bảo vệ trái phiếu chính phủ của Saudi Arabia, U.A.E, Kuwait và Qatar đã ở mức thấp nhất trong ba năm từ thời điểm cách đây sáu tuần, là thời điểm khi cuộc tranh chấp với Qatar bùng nổ. Nó đã nhảy lên mức 40% tới 94 điểm cơ bản, theo số liệu của Bloomberg.

David Butter, một tác giả ở Chatham House, London, nói: "Tình hình ở Qatar có thêm một yếu tố về mặt rủi ro về chính trị và kinh tế, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi nhận thấy những nhận thức về rủi ro ngày càng tăng. Hầu hết các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) vẫn có vị trí tài chính tương đối vững chắc, nhưng vẫn tồn tại "những áp lực cơ bản" xung quanh sự bền vững dài hạn.

Áp lực tăng trưởng

Các biện pháp thắt lưng buộc bụng và cắt giảm sản lượng dầu đang được cân nhắc đến để kích thích tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Các bản hợp đồng kinh tế của Saudi đã được ký lại lần đầu tiên trong ba tháng đầu năm nay kể từ năm 2009.

Quỹ tiền tệ quốc tế dự đoán tăng trưởng trung bình trong GCC sẽ giảm xuống còn 0,9% trong năm nay so với con số 5% trong thời kỳ dầu lửa bùng nổ cuối năm 2000 và 2013 .

Ông Butter nói: "Chúng ta sẽ chứng kiến mức độ tăng trưởng nghèo nàn trên toàn lãnh thổ GCC trên sản lượng sản xuất dầu ngày càng thấp hơn, mặc dù cũng đã được đôi chút hỗ trợ từ giá dầu trong quý I.

Hai quốc gia dễ bị tổn thương

Bahrain và Oman có xếp hạng tín dụng thấp nhất trong các quốc gia GCC, với lượng dầu được bán ra ít hơn, bộ đệm tài chính mỏng hơn và đối với riêng trường hợp của Bahrain là nợ công nhiều hơn. Đó là viễn cảnh mà không hề có khả năng thay đổi nào trừ khi giá dầu tăng với một mức tăng đáng kể.

Theo IMF, Bahrain cần có mức giá lên đến 101,1USD/thùng để bù đắp chi tiêu của mình, mức cao nhất cần đạt trong số các nhà xuất khẩu dầu ròng của Trung Đông và Bắc Phi.

Thâm hụt ngân sách của Oman tăng vọt lên khoảng 21% GDP năm ngoái, mức cao nhất trong khối GCC. Số liệu chính thức cho thấy có ít tiến bộ về việc củng cố tài chính trong bốn tháng đầu năm nay.

Phước lành trong ngụy trang?

Tuy nhiên, đối với Qatar, nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng lớn nhất thế giới, sự phụ thuộc của nền kinh tế vào hydrocarbon đang chứng tỏ là một sự phước lành trong ngụy trang, một giải pháp cứu nguy tạm thời. Doanh thu từ LNG và xuất khẩu dầu vẫn còn nguyên vẹn nhờ ngoại giao.

Mặc dù các nhà kinh tế của Standard Chartered Plc đánh giá nền kinh tế phi dầu mỏ của Qatar cũng sẽ chậm lại trong năm nay do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, song họ vẫn nhìn thấy tổng sản phẩm quốc nội tăng 2.5%.

Bùi Phương Hoa

Theo Reuters

Bùi Phương Hoa