Vũ Minh Hiếu chia sẻ kinh nghiệm marketing để startup không tiền vẫn có thể chiến
Nhiều thống kê cho thấy trên 90% startup thất bại trong 5 năm đầu tiên. Một trong các lí do là: các startup thường bắt đầu từ vấn đề nào đó trong cuộc sống, hay bắt đầu từ một sản phẩm/dịch vụ và sau đó không biết tiếp cận nhiều hơn số lượng khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm hoặc sử dụng những dịch vụ của công ty đó. Nhìn chung, các startup sẽ loay hoay với hoạt động marketing trong những giai đoạn đầu tiên.
Marketing là một hoạt động rất quan trọng nhưng lại ít được để ý trong các công ty khởi nghiệp. Nhiều chủ công ty nghĩ làm marketing hay tiếp cận nhiều khách hàng là phải cần số lượng vốn hoặc ngân sách rất lớn. Nhưng thực tế không đúng như vậy, bởi hiện nay có rất nhiều cách có thể làm cho các startup tiếp cận khách hàng mà không cần dùng quá nhiều tiền bằng kênh ONLINE (marketing online chi phí thấp).
Vũ Minh Hiếu, Giám đốc Công ty Kidotaco, chia sẻ hai cách tiếp thị không tốn kém dành cho startup.
Xây dựng những cộng đồng khách hàng tiềm năng qua các trang mạng xã hội
Hiện nay, mạng xã hội không chỉ là một kênh để giải trí, mà còn là một kênh để tiếp thị rất hiệu quả. Nó không chỉ dành cho những nhãn hàng hoặc công ty lớn, nó còn là một cách thức tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng mà startup nên làm.
Vũ Minh Hiếu - Giám đốc điều hành Công ty Kidotaco.
Nhưng cái khó là làm sao chọn được kênh hiệu quả? Theo kinh nghiệm startup của bản thân tôi cũng như kinh nghiệm tư vấn cho những công ty khởi nghiệp, tôi nhận thấy quy trình để tạo dựng cộng đồng khách hàng tiềm năng qua các trang mạng xã hội có vài bước như sau:
Thứ nhất: Xác định chính xác chân dung đối tượng nhóm khách hàng mà startup hướng đến. Cụ thể như họ là ai, bao nhiêu tuổi, sở thích và hành vi như thế nào?
Thứ hai: Xác định những kênh mà nhóm khách tiềm năng hay xuất hiện và sử dụng phổ biến. Ví dụ: Nếu bạn bán hàng cho đối tượng trẻ, chắc chắn nhóm này sử dụng TikTok, Youtube rất thường xuyên. Còn đối tượng trung tuổi sử dụng Facebook thường xuyên hơn.
Thứ ba: Xác định những thứ mà nhóm khách mục tiêu quan tâm và những giá trị mà startup của bạn có thể chia sẻ được cho họ (mồi). Nếu mà nhóm khách của bạn đang thuộc nhóm tuổi teen, chắc chắn họ sẽ quan tâm rất nhiều đến những chủ đề như tình yêu, cuộc sống, học đường, giải trí….Và nếu sản phẩm của công ty bạn có thể bán cho họ thì bạn hoàn toàn có thể tạo ra những nội dung liên quan đến những chủ đề đó. Bạn có thể tạo ra những channel youtube để làm những chuỗi video, hay lập ra những fanpage cộng đồng nhiều bài viết/video/album ảnh chia sẻ những chủ đề đã xác định.
Thứ tư: Duy trì và phát triển những cộng đồng đó. Thực ra khó nhất của câu chuyện này là sự kiên trì và bạn sẽ phải dành thời gian cho nó rất nhiều khi bạn đi theo hướng này. Khi cộng đồng của bạn chất lượng lên (khi tạo uy tín được một số người đủ lớn), bạn hoàn toàn có khả năng bán hàng trên đó.
Với những giải pháp này, Vũ Minh Hiếu muốn nhấn mạnh rằng, việc chọn chúng phụ thuộc vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, người bán hàng.
"Dù bạn là startup dạng gì thì đây cũng là một xu hướng trong giai đoạn hiện tại. Công ty của tôi áp dụng theo hướng này và kết quả kinh doanh rất tốt", Vũ Minh Hiếu tiết lộ.
Hiếu khuyên startup làm mạnh (tập trung nguồn lực) vào 1 kênh trước, vì họ không có nhiều nhân sự, nguồn vốn.
"Cảm thấy làm tốt video thì bạn làm Youtube trước, có thế mạnh quay video ngắn/thú vị/hài thì làm Tiktok, chụp ảnh đẹp thì nên tập trung vào Instagram. Nói chung doanh nghiệp vẫn có những kênh khác nhưng họ nên tập trung mạnh 1 kênh", Vũ Minh Hiếu nói.
Doanh nghiệp có thể trả một khoản tiền nhỏ để quảng cáo những nội dung tương tác tốt hoặc tiếp cận tự nhiên cao trên những kênh đó để tiếp cận thêm nhiều khách hàng.
"Bạn nên kết hợp giữa các hình thức miễn phí và trả phí (ở mức rất thấp)", Vũ Minh Hiếu bình luận.
Xây dựng Thương hiệu cá nhân của CEO
Các doanh nghiệp lớn họ sẽ hiếm khi xây dựng thương hiệu cá nhân của CEO, bởi vì khi xây thương hiệu cá nhân của CEO thì rất khó ở chỗ giữ hình ảnh cá nhân liên tục của người đó trong thời gian dài và nếu nhân hiệu của người đó có vấn đề, thương hiệu hay hoạt động kinh doanh của startup cũng bị ảnh hưởng theo.
"Nhưng đó là với công ty lớn, còn với startup thì đây là một chiến lược rất khôn ngoan và hiệu quả", Hiếu nhận xét.
Việc làm nhân hiệu trên môi trường online sẽ rất dễ làm và mang lại chuyển đổi rất cao và nhanh chóng cho các start up. Cụ thể các CEO có thể làm những cách như:
• Lập blog cá nhân mang tên CEO, chia sẻ kiến thức liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ của công ty hoặc liên quan đến một nhóm nhu cầu nào đó của đối tượng khách hàng tiềm năng startup hướng đến.
• Xây dựng một kênh Youtube đăng tải rất nhiều video (nội dung thì tương tự như phần xây blog tôi đã nói)
• Lập trang fanpage hoặc trang Facebook cá nhân (profile) của CEO: Họ có thể cập những những thông tin cá nhân thường xuyên, hoạt động công ty rồi các cuộc gặp gỡ đối tác, thỉnh thoảng đăng bài viết hoặc video chia sẻ thêm giá trị cho nhóm khách hàng mà họ hướng tới.
Ảnh trên tài khoản Facebook của Vũ Minh Hiếu.
Fanpage hoặc Facebook cá nhân có một công cụ rất mạnh mẽ mà Hiếu đã dùng hiệu quả là LIVESTREAM.
"Khi bạn livestream chia sẻ, độ uy tín và hình ảnh của bạn thể hiện trong thời gian thực ngay lúc đấy sẽ khiến cho khách hàng của bạn có niềm tin hơn với CEO cũng như sản phẩm/dịch vụ của công ty", Vũ Minh Hiếu khẳng định.
"Với cách làm này, bạn sẽ phải thể hiện hình ảnh của bạn là một "Chuyên gia" - người thực sự rất am hiểu về nhóm thị trường khách hàng tiềm năng của bạn. Lời khuyên của tôi là hãy tập trung vào thế mạnh của chính bạn, cũng như phân tích thật kĩ nhu cầu và hành vi của khách hàng để tránh mất nhiều thời gian chia sẻ những chủ đề khách hàng không thực sự quan tâm", Vũ Minh Hiếu nhấn mạnh.
Đây là hai xu hướng marketing online, tiếp cận số lượng lớn khách hàng chi phí thấp dành cho startup. Nhưng để làm được hai hướng ấy, Giám đốc công ty Kidotaco khuyên doanh nghiệp lên kế hoạch bài bản, chọn những nhân sự phù hợp và đưa ra được kế hoạch hành động chi tiết và lâu dài.