|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Vụ bán rẻ hàng nghìn m2 'đất vàng' trung tâm Sài Gòn: Kiến nghị xử lý nhiều cán bộ

21:20 | 14/05/2018
Chia sẻ
Thanh tra Chính phủ khẳng định những sai phạm của UBND TP.HCM và các sở, ngành và các doanh nghiệp liên quan tại khu đất số 8-12 Lê Duẩn (Quận 1, TPHCM) là có dấu hiệu của việc cố ý làm trái quy định của nhà nước cần phải được xử lý trách nhiệm một cách nghiêm túc…
vu ban re hang nghin m2 dat vang trung tam sai gon kien nghi xu ly nhieu can bo

Khu "đất vàng" có diện tích gần 5.000m2 nằm tại số 8 - 12 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

Giao "đất vàng" không qua đấu giá

Như Dân trí đã đưa tin, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về thanh tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại, dịch vụ, căn hộ cho thuê tại số 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM.

Theo đó, cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi lại toàn bộ khu đất số 8-12 đường Lê Duẩn (4.896m2) để thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định nhằm giữ kỷ cương pháp luật và tăng thu cho ngân sách.

Qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ cho biết khu đất số 8-12 đường Lê Duẩn có “lợi thế đặc biệt” về thương mại do có 3 mặt tiền tiếp giáp các tuyến đường trung tâm quận 1 (đường Lê Duẩn, đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Văn Chiêm) và gần kề Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà.

Tuy nhiên khu “đất vàng” này đã được giao đất, cho thuê đất cho Công ty CP Đầu tư Lavenue không thông qua đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất với “giá rẻ”.

Theo báo cáo của Công ty CP Đầu tư Lavenue thì Công ty đã thi công 2 cọc thử hoàn thành vào tháng 7/2013, ngoài ra Công ty đã ký kết hợp đồng với các công ty tư vấn thiết kế và quản lý dự án (đang trong giai đoạn thiết kết ý tưởng và sơ bộ).

Qua kiểm tra hiện trạng tại khu đất số 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM, hiện nay công ty đang tận dụng làm bãi trông giữ xe ô tô. Theo giải trình của Công ty CP Đầu tư Lavenue, dự án chậm tiến độ do phải chờ ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Trong kết luận thanh tra vừa được ban hành, Thanh tra Chính phủ “vạch” rõ các sai phạm trong quá trình thực hiện dự án này.

Đáng lưu ý, UBND TP.HCM đã từng phải tổ chức kiểm điểm một số tổ chức, cá nhân có liên quan đến các sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra của Thanh tra Chính phủ cho thấy UBND TP.HCM chưa thực hiện kiểm điểm đối với lãnh đạo UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2015 về sai phạm liên quan đến việc không đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại số 8-12 Lê Duẩn.

Kiến nghị xử lý một loạt tập thể, cá nhân

Thanh tra Chính phủ khẳng định, việc UBND TP.HCM có chủ trương tại thông báo số 826 năm 2007, theo đó thực hiện dự án xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao và một phần trung tâm thương mại tại khu đất số 8-12 Lê Duẩn là một chủ trương đúng, phù hợp với quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện UBND TP và các cơ quan chức năng đã thực thi không đúng chủ trương trên.

Thứ nhất về công tác đấu thầu chọn nhà đầu tư và đấu giá đất, Thanh tra Chính phủ cho biết: Việc UBND TP.HCM không triển khai tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư có uy tín và năng lực là vi phạm Điều 54 Luật Đầu tư.

UBND TP.HCM giao đất, cho thuê đất tại số 8 - 12 Lê Duẩn, quận 1 đối với Công ty CP Đầu tư Lavenue không thông qua đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất là trái với quy định.

Thứ hai, về xác định đối tượng giao và thuê đất, Thanh tra Chính phủ cho biết việc UBND TP ban hành quyết định giao đất và cho thuê đất với 2 khu đất số 8 và 12 Lê Duẩn cho Lavenue tại thời điểm Công ty này đã thay đổi cổ đông sáng lập có 2/3 cổ đông là Công ty TNHH đầu tư Kinh Đô và Công ty TNHH Hoa Tháng Năm, chiếm cổ phần chi phối (80% vốn góp) không phải là tổ chức kinh tế đang được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm là không đúng đối tượng, vi phạm Nghị định số 121 của Chính phủ.

Thứ ba, việc UBND TP.HCM không xin ý kiến Thường trực HĐND, không báo cáo HĐND tại phiên họp gần nhất trước khi quyết định giá đất để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất đối với khu đất số 8 Lê Duẩn là trái với Nghị định số 123 của Chính phủ.

“Trách nhiệm thuộc về Thường trực UBDN TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2015, trách nhiệm cá nhân thuộc về ông Nguyễn Thành Tài – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực tại thời điểm đó”, kết luận Thanh tra Chính phủ nêu rõ.

Thứ tư theo Thanh tra Chính phủ, việc UBND TP giao cho Công ty TNHH MTV Quản lý và kinh doanh nhà thành phố và 4 công ty của Bộ Công Thương lúc đó tham gia dự án vượt quá khả năng tài chính của mình là vi phạm Nghị định số 09 của Chính phủ.

Thứ năm, việc UBND TP chấp thuận đề nghị của Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà thành phố, cho phép Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm được tham gia hợp tác đầu tư 30% vốn góp trong tỷ lệ vốn góp 50% của Công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà thành phố là không có căn cứ pháp lý.

Theo Thanh tra Chính phủ, UBND TP giải thích cho rằng việc góp vốn trên thực chất là “nhượng quyền đầu tư” không được quy định trong pháp luật về đầu tư của Việt Nam hiện hành.

Mặc khác việc hợp tác trên chưa có ý kiến thẩm định của các cơ quan chuyên môn là trái với chủ trương và chỉ đạo của chính Thường trực UBND TP được thể hiện trong thông báo trước đó của Thường trực UBND TP.

“Việc thực hiện sai trái trên nhằm chuyển dịch tài sản hai khu đất có vụ trí trung tâm đang thuộc quyền quản lý sử dụng của nhà nước sang cho tư nhân với giá rẻ là không đúng quy định. Trách nhiệm này thuộc về Thường trực UBND Thành phố; trách nhiệm cá nhân thuộc về ông Nguyễn Thành Tài – nguyên Phó Chủ tịch thường trực, người đã ký nhiều, ký nhanh các văn bản chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm tham gia dự án”, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Thanh tra Chính phủ cũng cho biết việc UBND TP chỉ đạo Sở Quy hoạch kiến trúc thực hiện điều chỉnh chức năng, các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất theo kiến nghị của chủ đầu tư dự án giai đoạn sau năm 2012 là không phù hợp với quy định tại Luật Quy hoạch đô thị. Trách nhiệm này thuộc về Thường trực UBND TP và các cá nhân có liên quan.

Ngoài ra, việc UBND TP không tham khảo ý kiến tham mưu cơ quan chuyên môn, chưa nhận được sự phản hồi từ các cơ quan chuyên môn đã chấp thuận cho các nhà đầu tư không đủ năng lực tham gia dự án, dẫn đến 4 công ty chuyển nhượng kiếm lời gây giảm nguồn thu cho ngân sách; giảm tỷ lệ cổ phần góp vốn của nhà nước từ 50% xuống còn 20%. Việc làm này có dấu hiệu cố ý làm trái quy định của Nhà nước.

“Trách nhiệm chung thuộc về Chủ tịch UBND TP.HCM, trách nhiệm trực tiếp thuộc về cá nhân ông Nguyễn Thành Tài – nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2015”, Thanh tra Chính nêu rõ.

Ngoài ra Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ trách nhiệm của các sở, ngành chuyên môn. Cụ thể, đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư không phối hợp với Sở Tài chính, Công ty Quản lý kinh doanh nhà thành phố và các cơ quan có liên quan để thẩm định năng lực chuyên môn và tài chính tại dự án là trái với chỉ đạo của UBND TP tại thông báo số 933 năm 2009 và Thông báo số 142 năm 2010.

Ngoài ra Sở này cũng có trách nhiệm trong việc không thẩm định kỹ hồ sơ và năng lực của các doanh nghiệp.

Trách nhiệm trên thuộc về Giám đốc sở giai đoạn năm 2009 – 2010 và các cá nhân có liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1 cho Công ty Lavenue.

Sở Tài chính cũng có trách nhiệm trong việc phê duyệt đơn giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất tại số 8-12 Lê Duẩn. Tuy đúng quy trình nhưng khi đề xuất với giá đất khu đất có vị trí đặc biệt nếu thấy chưa rõ thì cần kiến nghị bộ ngành tránh gây thiệt hại cho ngân sách.

Theo Thanh tra Chính phủ, Sở Tài chính cần kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với Giám đốc Sở và cán bộ tham mưu có liên quan đến công tác thẩm định giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Ngoài ra còn có trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Quy hoạch kiến trúc; Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà thành phố.

Đối với 4 công ty thuộc Bộ Công Thương trước đây: Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty CP Kim khí Thành phố, Công ty CP Hóa chất vật liệu điện TP và Công ty cổ phần Vận tải xăng dầu (VITACO) kê khai không trung thực để được UBND TP chấp thuận chủ trương ưu tiên cho tham gia góp vốn dự án, nhưng sau đó đã chuyển nhượng cổ phần vốn góp của mình cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô lấy tiền chênh lệch 50 tỷ đồng/1 công ty là trái chủ trương của UBND TP. Trách nhiệm này theo cơ quan thanh tra thuộc về Giám đốc và Kế toán trưởng của 4 công ty thời điểm đó.

Thanh tra Chính phủ khẳng định những sai phạm của UBND TP.HCM và các sở, ngành và các doanh nghiệp liên quan như đã nêu ở trên là có dấu hiệu của việc cố ý làm trái quy định của nhà nước cần phải được xử lý trách nhiệm một cách nghiêm túc…

Nguyễn Mạnh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.