|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vosco báo lỗ dù doanh thu tăng trưởng 77%

16:59 | 18/10/2024
Chia sẻ
Dù thua lỗ ở quý III nhưng Vosco vẫn "về đích" sớm kế hoạch năm nhờ khoản lãi lớn trong nửa đầu năm.

Thông tin từ BCTC hợp nhất quý III, CTCP Vận tải biển Việt Nam (Vosco - Mã: VOS) ghi nhận 1.270 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 77% so với cùng kỳ do công ty có thêm doanh thu từ hoạt động thương mại. Trừ đi giá vốn, lãi gộp chỉ đạt 24 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 3 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính giảm 37% xuống 12 tỷ đồng do lỗ chênh lệch tỷ giá. Bên cạnh đó là các chi phí tài chính, bán hàng đều tăng so với cùng kỳ.

Kết quả, công ty báo lỗ sau thuế hơn 14 tỷ đồng, quý III/2023 lỗ 23 tỷ đồng.

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vosco ghi nhận 4.239 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 86% so với cùng kỳ. Vì từ quý I, công ty đã thuê thêm được hai tàu hoá chất là Đại Hưng và Đại Thành để quản lý và khai thác theo hình thức thuê tàu trần trong thời gian 3 năm nên có thêm doanh thu từ 2 tàu này.

Vosco báo lãi sau thuế 344 tỷ đồng, gấp 6,7 lần so với 9 tháng đầu năm 2023 nhờ khoản tiền bán tàu Đại Minh (393 tỷ đồng).

So với mục tiêu doanh thu 2.440 tỷ đồng, lãi trước thuế 323 tỷ đồng đã được thông qua tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2024, công ty đã vượt xa kế hoạch kinh doanh đề ra cho cả năm.

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC.

Tại ngày 30/9, tổng tài sản Vosco đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 10%, tương ứng tăng 285 tỷ đồng so với đầu năm. Tài sản tăng thêm chủ yếu đến từ khoản tiền, tiền gửi.

Vosco có khoảng 1.495 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng, tăng 670 tỷ đồng so với ngày 1/1.

Nợ phải trả cuối kỳ khoảng 1.002 tỷ đồng, phần lớn là nợ dài hạn với 519 tỷ đồng. Công ty không có nợ vay.

Vốn chủ sở hữu của Vosco đạt 1.998 tỷ đồng tại ngày 30/9. Trong đó, vốn góp của chủ sở hữu 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 358 tỷ đồng. 

Lâm Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.