|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VNCB thiệt hại hơn 1.700 tỷ đồng do bảo lãnh 11 công ty vay vốn tại TPBank

12:05 | 02/08/2017
Chia sẻ
Theo xác định bước đầu của cơ quan điều tra, một số cán bộ TPBank đã chưa thực hiện đúng quy chế cho vay của TCTD với khách hàng theo quy định 1627/2001/QĐ-NHNN và Nghị định 90/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 
vncb thiet hai hon 1700 ty dong do bao lanh 11 cong ty vay von tai tpbank
VNCB thiệt hại hơn 1.700 tỷ đồng do bảo lãnh 11 công ty vay vốn tại TPBank.

Bản kết luận điều tra của Bộ Công an về Vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD); Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sacombank, TPBank, BIDV và VNCB” ngày 6/7/2017 đã thể hiện rõ quá trình diễn ra sai phạm tại các TCTD.

VNCB thiệt hại 1.740 tỷ đồng do bảo lãnh cho 11 công ty vay vốn tại TPBank

Trong tháng 5 và 6/2013, đại diện Ngân hàng Xây dựng (VNCB, này là CB) là ông Phan Thành Mai – Tổng giám đốc VNCB và đại diện TPBank là Đinh Việt Cường - Giám đốc Khối NHDN đã ký kết 2 hợp đồng tiền gửi không kỳ hạn, mỗi hợp đồng trị giá 310 tỷ đồng, tổng cộng là 620 tỷ đồng. Ngày 29/11/2013, Phan Thành Mai ký thanh lý 2 hợp đồng trên để chuyển sang hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng.

Cũng trong tháng 10 - 12/2013, Phan Thành Mai và một Phó Tổng giám đốc TPBank đã ký 7 hợp đồng tiền gửi kỳ hạn 3 tháng với tổng số tiền hơn 1.086 tỷ đồng.

Sau đó VNCB sử dụng các hợp đồng tiền gửi này làm tài sản bảo đảm để phát hành chứng thư bảo lãnh để đảm bảo cho 4 công ty và bảo lãnh cho 7 công ty khác vay tiền tại TPBank với số tiền gốc là 1.666,8 tỷ đồng. Việc này đều đã được Hội đồng Quản trị (HĐQT) VNCB xem xét chấp thuận và thông qua. Mục đích các khoản vay là mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty TNHH MTV TM&DV Trung Dung và cầm cố bằng chính số trái phiếu mua.

Về việc cho 11 công ty vay 1.666,8 tỷ đồng, HĐQT TPBank không có chủ trương hay chỉ đạo từ trước mà chỉ thực hiện theo đề xuất từ dưới lên. Cụ thể là từ Khối Khách hàng Doanh nghiệp của TPBank. Các đơn vị kinh doanh này tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, thẩm định tính pháp lý, nhu cầu vay, phương án kinh doanh; Phòng Tái thẩm định kiểm soát đề xuất Uỷ ban Tín dụng xem xét, phê duyệt.

Việc cho 11 công ty vay được xác định là đúng quy định thông thường khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp, không có cơ chế đặc thù nào.

Đến tháng 4/2014, với lý do là 7 công ty không xuất trình được hồ sơ thể hiện việc triển khai thực hiện Dự án đầu tư Khu phức hợp dịch vụ Thiên Thanh Đà Nẵng (mục đích phát hành trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh) và Khu phức hợp thương mại và dịch vụ cao tần tại Sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng (mục đích phát hành trái phiếu của Công ty TNHH MTV TM&DV Trung Dung). Việc này được đánh giá là tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn của trái phiếu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ cho TPBank.

Do đó, ngày 7/4/2014, TPBank có công văn yêu cầu trả nợ trước hạn hợp đồng vay của 7 công ty. Khi các công ty không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ nên TPBank đã xử lý tài sản bảo đảm của VNCB để thu hồi nợ. Đối với nghĩa vụ của 4 công ty còn lại, căn cứ vào yêu cầu phong toả tài khoản của VNCB, TPBank đã tự trích tiền thu hồi nợ vay từ tài khoản của VNCB mở tại TPBank.

TPBank đã thu hồi được đầy đủ toàn bộ số tiền mà 11 công ty nợ, TPBank không bị thiệt hại trong việc cho vay và thu hồi nợ vay trong trường hợp này.

Tính đến ngày 11/4/2014 tổng gốc và lãi của số tiền gửi của VNCB tại TPBank là 1.753,7 tỷ đồng. Trong khi số tiền phải trả (gốc và lãi) của 11 công ty là 1.740 tỷ đồng. TPBank đã chuyển trả số tiền còn lại là 13,7 tỷ đồng cho VNCB.

Căn cứ vào kết quả giảm định của NHNN, việc bảo lãnh của VNCB cho 11 công ty vay vốn tại TPBank đã gây thiệt hại cho VNCB số tiền là 1.737 tỷ đồng.

Cán bộ TPBank có sai phạm?

Theo nhận xét đánh giá sai phạm trong kết luận điều tra, các sai phạm tại TPBank được xác định bước đầu như sau:

Đối với thành viên hội đồng tín dụng (HĐTD), Ủy ban tín dụng TPBank đã phê duyệt các khoản vay của 11 công ty. Khi phê duyệt họ dựa vào sự tin tưởng giá trị trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung đồng thời có tài sản bảo đảm cho các khoản vay là tiền gửi của VNCB tại TPBank nên đánh giá khoản vay là an toàn, do đó đã phê duyệt đồng ý cấp tín dụng. Hành vi này được thực hiện chưa đúng với quy chế cho vay của TCTD với khách hàng theo quy định 1627/2001/QĐ – NHNN, kết luận điều tra cho hay.

Đối với nhân viên tại đơn vị kinh doanh của TPBank, khi tiếp nhận xem xét hồ sơ không tiến hành đánh giá thẩm định, mặc dù hồ sơ chưa đủ nhưng vẫn đề xuất cấp tín dụng cho 11 công ty vay vốn TPBank.

Đối với bà Nguyên Lan Hương – Trưởng phòng thẩm định tín dụng 1, ông Trần Văn Bổng – cán bộ thẩm định khi thẩm định hồ sơ vay vốn của 11 công ty thấy chưa có cơ sở để đánh giá có đủ điều kiện vay cốn theo quy định nhưng vẫn đề xuất cho vay là chưa thực hiện đúng quy chế cho vay của TCTD với khách hàng theo quy định 1627/2001/QĐ – NHNN và 90/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Song quá trình thực hiện chưa có tài liệu mà thể hiện họ làm theo chỉ đạo của cấp trên và họ cũng không biết về liên quan đến Phạm Công Danh, không có tư lợi trong việc này, kết luận điều tra ghi nhận.

vncb thiet hai hon 1700 ty dong do bao lanh 11 cong ty vay von tai tpbank Vụ Trầm Bê: Khởi tố 25 người liên quan sai phạm tại BIDV, TPBank, Sacombank và VNCB

Những người này bị khởi tố và bắt tạm giam vì liên quan đến sai phạm tại 4 ngân hàng: TPBank, Sacombank, BIDV và Ngân ...

vncb thiet hai hon 1700 ty dong do bao lanh 11 cong ty vay von tai tpbank Ông Trầm Bê bị bắt vì gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, ...

vncb thiet hai hon 1700 ty dong do bao lanh 11 cong ty vay von tai tpbank Đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2: Ông Trầm Bê và lãnh đạo Sacombank có sai phạm nghiêm trọng

Cơ quan điều tra nhận xét rằng, việc Sacombank cho 6 công ty của Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng có sai phạm nghiêm ...

Diệp Bình