|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Virus chống toàn cầu hóa

07:11 | 06/02/2020
Chia sẻ
Năm 2003, khi xảy ra đại dịch SARS, quy mô GDP Trung Quốc chỉ mới là 1.600 tỷ USD, trong khi năm 2019 là 14.300 tỷ USD. Hồi đó, nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ 7 thế giới, còn nay thứ 2.

Năm 2004, 1 năm sau dịch SARS, Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ công bố báo cáo ước tính kinh tế thế giới bị thiệt hại 40 tỷ USD trong năm 2003 vì SARS. Mức độ ảnh hưởng đương nhiên sẽ phụ thuộc nhiều vào chiều hướng diễn biến của dịch. Tác động của dịch nCoV năm nay đối với kinh tế thế giới thể hiện ở 2 khía cạnh. Nhu cầu mua hàng của Trung Quốc sẽ giảm trong những tuần tới.

Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Societe Generale (Pháp) Michala Marcussen dự báo trong quý 1-2020, mức tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ mất 0,3% vì dịch nCoV. Nền kinh tế toàn cầu cũng bị tác động do việc tổ chức các dây chuyền sản xuất bị ảnh hưởng.

Trong bài xã luận mang tựa đề “Một loại virus chống toàn cầu hóa”, tờ La Croix của Pháp nhận định dịch nCoV khiến chúng ta phải có ý thức hơn về việc nền sản xuất công nghiệp thế giới đang phụ thuộc vào Trung Quốc, vốn được gọi là công xưởng thế giới. Lâu nay, người ta vẫn tự hỏi điều gì có thể hãm bớt các hoạt động trao đổi kinh tế từ những khoảng cách địa lý xa xôi - hiện tượng thường được gọi là toàn cầu hóa. 

Cho đến nay, dường như chưa có gì có thể hãm phanh xu hướng toàn cầu hóa vốn dựa trên lợi nhuận, tư tưởng tự do mậu dịch và các cuộc cách mạng công nghệ. Trong thập niên qua, tư tưởng bảo hộ cũng đã được nhiều người có thế lực ủng hộ, nhưng chưa đủ để làm thay đổi mọi chuyện.

Dịch nCoV lây lan nhanh khiến nhiều người có suy nghĩ thu mình lại. Nhiều nước đã đề xuất đưa công dân hồi hương. Cho đến nay, vẫn chưa có nhân vật quốc tế quan trọng nào đến thăm Trung Quốc để bày tỏ tình đoàn kết với người dân nước này trong cuộc chiến chống virus như Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin đã làm khi xảy ra dịch SARS hồi năm 2003.

Công chúng có thể nghĩ rằng mọi chuyện sẽ sớm thay đổi khi dịch bệnh lắng xuống, các hoạt động giao thương lại ít nhiều hồi phục như trước đây. Nhưng tờ La Croix nhấn mạnh, suy nghĩ của nhiều người đã có sự thay đổi nhất định. Dịch nCoV chỉ là một hạt cát so với guồng máy kinh tế đã được toàn cầu hóa nhưng virus này đã cho thấy có sự bấp bênh của toàn cầu hóa. Trong tương lai, có thể các nhà đầu tư sẽ phải suy nghĩ thêm một chút trước khi đặt cược vào Trung Quốc.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Châu

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.