|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vinamilk lãi sau thuế gần 2.600 tỷ đồng quý I

10:27 | 26/04/2021
Chia sẻ
Quý I, Vinamilk đã thực hiện được 23% mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm đề ra và giảm gần 6,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Sáng nay (26/4), CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021 theo hình thức trực tuyến. 

Vinamilk lãi sau thuế gần 2.600 tỷ đồng quý I - Ảnh 1.

Bà Mai Kiều Liên phát biểu tại đại hội. (Ảnh chụp màn hình).

Chia sẻ tại đại hội, bà Mai Kiều Liên, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk cho biết quý I Vinamilk đạt 13.241 tỷ đồng doanh thu, lãi sau thuế 2.597 tỷ đồng; giảm lần lượt 6,8% và gần 6,5% so với cùng kỳ năm trước.

So với kế hoạch năm đề ra, Vinamilk đã thực hiện được  21,3% kế hoạch doanh thu và 23% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Tổng Giám đốc cho biết thêm cuối năm 2020, công ty dự báo kết quả kinh doanh khả quan hơn trong quý I nhưng dịch bệnh bùng phát đợt ba là không ngờ tới nên kết quả có kém hơn chút.

Mộc Châu Milk, Vinamilk hay bất kể đơn vị cùng ngành nào trong nước đều đối mặt với sức mua giảm trong quý I.

Tuy nhiên bà cam kết từ tháng 4 tới hết năm doanh nghiệp sẽ phấn đấu để đảm bảo kế hoạch đề ra.

Năm 2021, Vinamilk đặt mục tiêu tổng doanh thu 62.160 tỷ đồng, tăng 4% so với kết quả năm 2020; lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 11.240 tỷ đồng, tương đương với năm ngoái.

Bà Mai Kiều Liên giải đáp kế hoạch lợi nhuận đi ngang do bị ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu. Năm 2021, giá nguyên vật liệu tăng cao chưa từng có. Bên cạnh đó, lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào doanh số, sức mua thấp thì lợi nhuận không thể tăng trưởng được.

CEO cho biết việc tăng giá bán trong bối cảnh dịch COVID-19, nền kinh tế khó khăn chung là việc hết sức đáng cân nhắc.

Bà chia sẻ công ty đã chốt giá nguyên liệu sữa bột tới tháng 6/2021, giá tăng bình quân của nguyên liệu quý I so với cùng kỳ là không cao nhưng từ quý II là tăng rất cao.

Hoàng Kiều

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.