|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines và Vietjet Air không chỉ cạnh tranh trên trời mà còn ‘đấu’ nhau trên sàn?

07:11 | 13/05/2019
Chia sẻ
Với việc Vietnam Airlines mới đây niêm yết cổ phiếu lên HOSE – cùng sàn với cổ phiếu của Vietjet Air, liệu có xảy ra việc hai cổ phiếu hàng không này tranh giành thu hút vốn với nhau hay không?

"HVN là một mã hàng tốt, có tương lai. Hàng tốt sẽ có giá tốt"

Tại đại hội cổ đông thường niên 2019 của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) tổ chức ngày 10/5 vừa qua, một cổ đông bày tỏ lo lắng: 

Cổ phiếu HVN chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) ngày 7/5 trong khi một cổ phiếu hàng không khác là VJC của Công ty cổ phần hàng không Vietjet cũng niêm yết tại đây, vậy Vietnam Airlines làm gì để cạnh tranh và thu hút vốn của nhà đầu tư trên sàn?

Theo ông Nguyễn Xuân Minh – Thành viên HĐQT của Vietnam Airlines, hiện nay hãng hàng không quốc gia này đã có cổ đông chiến lược nước ngoài (ANA Holdings của Nhật Bản - PV). Việc cổ phiếu HVN hủy giao dịch ở UPCoM và bắt đầu niêm yết tại HOSE ngày 7/5 vừa qua mở ra nhiều cơ hội tốt trong hoạt động tiếp tục thu hút nhà đầu tư nước ngoài của Vietnam Airlines vì doanh nghiệp giờ đây sẽ được xem xét, phân tích rõ hơn. 

Vietnam Airlines và Vietjet Air không chỉ cạnh tranh trên trời mà còn ‘đấu’ nhau trên sàn? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Xuân Minh - Thành viên HĐQT Vietnam Airlines đồng thời là Chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities). Ảnh: Techcom Securities.

Theo ông Minh, có 3 yếu tố giúp cổ phiếu HVN trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư chuyên nghiệp:

Thứ nhất, các quĩ và nhà đầu tư nước ngoài rất hiểu về ngành hàng không, họ đã xem xét rất kĩ các công ty hàng không ở trên thế giới cũng như trong khu vực, vì vậy mà họ nhìn được bản chất, chất lượng của mỗi công ty hàng không. 

Yếu tố chất lượng ở đây thể hiện qua một số tiêu chí như lợi nhuận thật sự đến từ đâu: từ hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp hay từ việc buôn bán máy bay; họ cũng có thể nhìn được những lợi thế mà Vietnam Airlines đang có ví dụ như hệ thống công nghiệp phụ trợ ở các công ty con, từ thức ăn cho tới xăng-dầu và các mặt hàng khác.

Thứ hai, khi nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào một doanh nghiệp thì họ cũng đánh giá các rủi ro và yếu tố an toàn hàng không là một lợi thế của Vietnam Airlines so với các hãng khác.

Thứ ba, theo ông Minh, cổ phiếu HVN đương nhiên nằm trong nhóm 20 cổ phiếu lớn nhất trên thị trường và vì thế HVN sẽ "được vào các index, các rổ chứng khoán của Việt Nam cũng như của thế giới, chẳng hạn như chỉ số MSCI mà sắp tới Việt Nam tham gia".

Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vietnam Airlines - ông Dương Trí Thành cũng tự tin khẳng định: "Hàng tốt sẽ có được giá tốt. Chúng ta sẽ có được những người đánh giá thẳng thắn, đầy đủ thông tin và chuyên nghiệp."

Ông Thành kể lại đại hội cổ đông năm ngoái ông từng trả lời một cổ đông rằng: "Với tư cách cá nhân, nếu được thì tôi sẽ mua cổ phiếu HVN. Nhưng chỉ tội là tôi làm ở trong HĐQT, muốn mua cổ phiếu phải đăng kí hơi lâu, thành ra cứ lần lữa không mua. Tuy vậy tôi vẫn cho rằng dù thị trường chung có đi xuống, nhưng HVN vẫn là một mã hàng đẹp và có tương lai".

Ông Dương Trí Thành

Tổng Giám đốc Vietnam Airlines

  • HVN là một mã hàng tốt, có tương lai. Hàng tốt sẽ có giá tốt.

Theo bản cáo bạch niêm yết năm 2019 của Vietnam Airlines, ông Dương Trí Thành hiện đang sở hữu 7.741 cổ phiếu HVN, trị giá khoảng 300 triệu đồng. Vợ ông Thành đang sở hữu 2.194 cổ phiếu khác. Ông Nguyễn Xuân Minh không nắm cổ phiếu HVN nào.

Chủ tịch HĐQT Phạm Ngọc Minh sở hữu 7.394 cổ phần, Ủy viên HĐQT còn lại là ông Tạ Mạnh Hùng nắm giữ 9.005 cổ phần.

HVN thực sự tốt đến đâu?

Sở dĩ ông Nguyễn Xuân Minh được HĐQT của Vietnam Airlines phân công trả lời câu hỏi này có lẽ là vì ngoài chức vụ tại hãng bay, ông Minh còn đang là Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities) và hiển nhiên là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.

Về khả năng cổ phiếu HVN lọt các chỉ số lớn, Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng với số lượng cổ phiếu và vốn hóa cao, HVN sẽ được sự quan tâm của khối ngoại và các quĩ chỉ số. Tuy nhiên, tỉ lệ free-float (cổ phiếu tự do chuyển nhượng) của HVN khá thấp và do vậy gặp nhiều trở ngại trong việc xét vào các bộ chỉ số này.

Vietnam Airlines và Vietjet Air không chỉ cạnh tranh trên trời mà còn ‘đấu’ nhau trên sàn? - Ảnh 3.

Cơ cấu cổ đông của Vietnam Airlines hiện nay. Nguồn: Vietnam Airlines

+ Đối với Market Vectors Vietnam ETF: BVSC cho biết tỉ lệ free-float tối thiểu là 10% do đó HVN không đủ điều kiện. Chỉ khi tiến hành thoái vốn Nhà nước xuống dưới 82,4% thì HVN mới có khả năng được xét vào, tuy nhiên nếu trong trường hợp Nhà nước thoái vốn cho đối tác chiến lược tỉ lệ free-float của HVN cũng sẽ không được cải thiện.

+ Đối với các quỹ vận hành theo chỉ số VN30: HVN không đủ điều kiện free-float trên 10%. Mặc dù VN30 có điều kiện loại trừ: đối với các cổ phiếu có tỉ lệ free float dưới 10% nhưng đảm bảo điều kiện về giá trị vốn hóa nhân với tỉ lệ free–float (GTVH-f) lớn hơn trung vị của tập hợp 90% GTVH-f của rổ cổ phiếu vẫn được tham gia vào VN30. Tuy nhiên, nếu xét tham chiếu theo giá trị vốn hóa hiện tại, HVN cũng không đạt điều kiện này.

+ Đối với FTSE Vietnam Index ETF: BVSC cho biết đây là chỉ số duy nhất HVN đủ điều kiện free float. Với quy định về thời gian niêm yết tối thiểu là 3 tháng, thời gian sớm nhất HVN được xét vào sẽ là kì tháng 9/2019.

Cổ phiếu VJC của CTCP Hàng không Vietjet hiện có vốn hóa 62.502 tỉ đồng, đứng trên Vietnam Airlines hai bậc trên bảng xếp hạng vốn hóa, mặc dù vốn điều lệ của Vietjet chỉ bằng 38% Vietnam Airlines. Cổ phiếu VJC cũng đáp ứng điều kiện về free-float và đã được thêm vào chỉ số VN30.

Top 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam đến ngày 10/5 (Nguồn: VNDirect)

STTMã cổ phiếuTên công tyVốn hóa cuối ngày 10/5 (tỉ đồng)
1VICTập đoàn Vingroup - CTCP359.696
2VHMCông ty cổ phần Vinhomes281.359
3VCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 243.302
4VNMCông ty Cổ phần Sữa Việt Nam226.555
5GASTổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP206.515
6ACVTổng công ty cảng hàng không Việt Nam - CTCP174.404
7SABTổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn159.038
8BIDNgân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 109.399
9MSNCông ty Cổ phần Tập đoàn Ma San101.776
10VRECông ty Cổ phần Vincom Retail82.324
11TCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank80.946
12CTGNgân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam75.585
13VGITổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel73.045
14PLXTập đoàn Xăng dầu Việt Nam71.771
15HPGCông ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 69.770
16VEATổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam – CTCP63.748
17VJCCông ty cổ phần Hàng không Vietjet62.502
18MCHCông ty cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan60.116
19HVNTổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP55.455
20NVLCông ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va54.338
21BVHTập đoàn Bảo Việt 51.375
22VPBNgân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam thịnh vượng45.081
23MBBNgân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội 44.170
24GVRTập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – Công ty cổ phần42.208
25BSRCông ty cổ phần Lọc – Hóa dầu Bình Sơn41.782
26MWGCông ty Cổ phần đầu tư thế giới di động37.650
27ACBNgân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu36.542
28POWTổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần31.849
29HDBNgân hàng Thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh26.683
30EIBNgân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam22.499

Về hệ thống chuỗi giá trị của Vietnam Airlines, trong một báo cáo phân tích gần đây, CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam nhận định: Ngoài ba hãng hàng không thuộc ba phân khúc khác nhau là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vasco, lợi thế độc nhất của HVN đến từ các công ty con và liên doanh/công ty liên kết hoạt động trong nhiều ngành phụ trợ hàng không.

Danh sách các liên doanh và công ty con trực tiếp của HVN vào cuối năm 2018 như sau:

Vietnam Airlines và Vietjet Air không chỉ cạnh tranh trên trời mà còn ‘đấu’ nhau trên sàn? - Ảnh 5.

Danh sách công ty con và công ty liên kết của Vietnam Airlines. Nguồn: KIS Việt Nam.

Từ các danh sách trên, có thể thấy rằng mạng lưới các công ty con và liên doanh/liên kết của HVN tham gia trực tiếp và gián tiếp mọi nút trong chuỗi giá trị của ngành hàng không Việt Nam.

Theo Chứng khoán KIS, điều này sẽ giúp HVN trở thành người hưởng lợi trực tiếp đầu tiên của ngành khi không chỉ hưởng lợi từ sự tăng trưởng của lượt hành khách (đối với các hãng hàng không của HVN), mà cả tăng trưởng về lượt bay của cả thị trường (đối với các công ty con và công ty liên kết).


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Song Ngọc, Đức Quyền

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.