|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

'Việt Nam là mối đe dọa lớn nhất của ngành hồ tiêu Ấn Độ'

16:35 | 09/02/2018
Chia sẻ
Tiêu nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là từ Việt Nam, tràn ngập trên các thị trường tiêu thụ tại Ấn Độ và kết quả là, giá tiêu nội địa giảm xuống dưới 390 rupee/kg. 
viet nam la moi de doa lon nhat cua nganh ho tieu an do Giá cà phê hôm nay (9/2) lấy lại mốc cao nhất 3 tuần
viet nam la moi de doa lon nhat cua nganh ho tieu an do Bài toán gia tăng giá trị cho hồ tiêu
viet nam la moi de doa lon nhat cua nganh ho tieu an do Lập sàn giao dịch để kiểm soát giá hồ tiêu

Hồ tiêu nhập khẩu giá rẻ ồ ạt vào Ấn Độ

Năm 2017, ước tính có 40.000 tấn hồ tiêu được nhập khẩu vào Ấn Độ theo con đường chính ngạch và bất hợp pháp, trong đó có khoảng 36.000 tấn được nhập từ Việt Nam và Sri Lanka. Con số này gấp đôi mức nhập khẩu trung bình hàng năm của Ấn Độ trong vài năm gần đây (khoảng 20.000 tấn/năm), Ủy ban Gia vị Ấn Độ cho biết.

Nhập khẩu ồ ạt khiến giá hồ tiêu Ấn Độ giảm gần 50% và chính phủ buộc phải ấn định giá nhập khẩu tối thiểu đối với mặt hàng này là 500 rupee/kg.

viet nam la moi de doa lon nhat cua nganh ho tieu an do
Việt Nam là mối đe dọa lớn nhất của ngành hồ tiêu Ấn Độ. (Ảnh minh họa)

Hindu Business Line trích số liệu thương mại cho biết, Ấn Độ đã nhập khẩu trực tiếp 16.281 tấn tiêu đen từ Việt Nam. Ngoài ra, ước tính có 3.000 tấn tiêu Việt Nam được nhập khẩu vào Ấn Độ thông qua Sri Lanka nhưng không được ghi nhận trong số liệu xuất khẩu chính thức của Sri Lanka. Theo số liệu chính thức từ quốc đảo này, xuất khẩu hồ tiêu sang Ấn Độ đạt 13.5000 tấn trong 10 tháng đầu năm 2017; còn trong hai tháng cuối năm, con số ước tính là 2.000 tấn.

Tại sao tiêu giá rẻ vẫn tràn ngập thị trường Ấn Độ dù chính phủ đã áp thuế nhập khẩu tối thiểu?

Một điều đáng chú ý, sau khi áp giá nhập khẩu tối thiểu đối với mặt hàng hồ tiêu, thị trường vẫn ghi nhận tình trạng các doanh nghiệp xuất khẩu của Sri Lanka và đơn vị nhập khẩu của Ấn Độ nhập tiêu Sri Lanka với giá 500 rupee/kg và bán với giá 390 rupee/kg. “Giải mã” giao dịch này, theo tìm hiểu của giới truyền thông Ấn Độ thì các doanh nghiệp đã thay đổi cách thức giao dịch, đó là phía bán sẽ xuất hóa đơn cho lô hàng tiêu xuất đi theo đơn giá 500 rupee/kg, sau đó sẽ hoàn lại phần chênh lệch cho bên mua bằng tiền mặt.

Thậm chí, chính phủ Sri Lanka còn tạo điều kiện để doanh nghiệp giải phóng các lô hàng tiêu xuất khẩu từ Sri Lanka trong vòng 48 giờ, thay vì tối thiểu một tuần đến 10 ngày như trước, một quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết. “Rõ ràng, chính phủ Sri Lanka đang ‘tiếp tay’ cho các doanh nghiệp xuất khẩu để bán lượng tiêu thừa ế sang Ấn Độ với giá thấp hơn 8% để thu về 4.700 – 4.800 USD,” ông nói.

Ngoài Sri Lanka, tiêu Việt Nam còn được nhập khẩu vào Ấn Độ thông qua Papua New Guinea, Myanmar, Bangladesh và Nepal. Ngoài ra, ước tính có 4.000 tấn tiêu được nhập lậu vào Ấn Độ, quan chức này cho biết thêm.

Kết quả là, tiêu nhập khẩu giá rẻ tràn ngập trên các thị trường tiêu thụ chính tại Ấn Độ và hiện tượng này đã kéo giá tiêu nội địa giảm xuống dưới 390 rupee/kg, theo thông tin từ ông Sunil Kumar, một nông dân ở Sakleshpur.

Trên thực tế, viễn cảnh này đã được ông MS Swaminathan, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Nông nghiệp, An ninh lương thực và dinh dưỡng Ấn Độ dự báo trước trong năm 2006. “Mối đe dọa thực sự mà các doanh nghiệp sản xuất hồ tiêu nội địa đang phải đối mặt chính là tiêu nhập khẩu giá rẻ từ Việt Nam…” ông Swaminathan cho biết.

Theo đó, ông Swaminathan đưa ra chiến lược “một mũi tên trúng hai đích” để bảo vệ nông dân trồng tiêu của Ấn Độ. Chiến lược ngắn hạn này đòi hỏi chính phủ phải đưa ra một mức thuế nhập khẩu phù hợp nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề nhập khẩu tiêu giá rẻ. Trong đó, Việt Nam là mối đe dọa lớn nhất đối với Ấn Độ vì nước này được cho là đang xuất khẩu hồ tiêu với mức giá thấp hơn nhiều so với giá trên thị trường quốc tế.

Vũ Thắng