|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Vì sao Trung Quốc cố gắng giữ giá cho đồng nhân dân tệ?

10:39 | 07/09/2022
Chia sẻ
Nhân dân tệ giảm giá sẽ giúp hàng xuất khẩu Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn với người tiêu dùng tại Mỹ và các nước khác. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho biết ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phát tín hiệu mạnh mẽ rằng họ muốn ngăn nhân dân tệ suy yếu quá nhanh trước đồng USD.

Nhân dân tệ và USD. (Ảnh: Getty Images). 

Hai lý do

Hôm 5/9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) thông báo sẽ giảm lượng ngoại tệ mà các ngân hàng cần nắm giữ - lần thứ hai ra tuyên bố như vậy trong năm nay. Theo lý thuyết, động thái này sẽ làm giảm áp lực suy yếu lên nhân dân tệ. Tính từ đầu năm đến nay, nhân dân tệ đã rớt giá hơn 8% so với USD, xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm.

Các nhà chức trách Trung Quốc thường nhấn mạnh tỷ giá của nhân dân tệ so với một rổ tiền tệ. Theo cách tính này, nhân dân tệ đã tăng giá 1% trong ba tháng qua. Tuy nhiên, hành động mới nhất của PBoC cho thấy tỷ giá nhân dân tệ/USD vẫn có tầm quan trọng lớn. Các nhà kinh tế của Nomura chỉ ra hai lý do trong báo cáo mới đây:

“Thứ nhất, thời gian sắp tới là dịp 10 năm mới có một lần để Trung Quốc cải tổ đội ngũ lãnh đạo. Và trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, Bắc Kinh đặc biệt quan tới tới tỷ giá song phương với USD vì họ tin rằng mối quan hệ này phản ánh sức mạnh kinh tế và chính trị tương đối giữa hai bên.

Hai là, sự sụt giảm mạnh của giá nhân dân tệ so với USD có thể làm tổn thương tâm lý người dân trong nước và thúc đẩy hiện tượng tháo chạy vốn”.

Tháng 10 năm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chọn ra nhóm nhà lãnh đạo mới, và có khả năng ông Tập Cận Bình sẽ được bầu làm chủ tịch nước lần thứ ba.

Xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc đã tăng cao trong vài năm qua, dẫn đến việc Washington áp đặt thuế quan và các lệnh trừng phạt nhắm vào công ty công nghệ Trung Quốc.

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại trong ba năm qua, đặc biệt với cú sốc COVID-19 năm 2020. Các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt trong năm nay, bao gồm việc phong tỏa Thượng Hải trong hai tháng, đã khiến nhiều nhà kinh tế hạ triển vọng tăng trưởng GDP xuống gần 3%.

Sự giảm tốc của nền kinh tế là một trong những nguyên nhân khiến nhân dân tệ suy yếu. Lợi là hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ trở nên rẻ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ và các nước khác.

USD đã mạnh lên đáng kể trong năm nay trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang (Fed) mạnh thay thắt chặt chính sách tiền tệ. Đồng bạc xanh cũng được hưởng lợi từ việc giá euro và yen giảm xuống mức thấp nhất trong hàng chục năm.

 

Các mốc đáng chú ý

Trong một báo cáo ngày 5/9, các nhà phân tích của Goldman Sachs nhận định: “Chúng tôi cho rằng có khả năng PBoC sẽ chấp nhận để nhân dân tệ giảm giá hơn nữa so với USD, đặc biệt là trong bối cảnh USD tiếp tục mạnh lên. Tuy nhiên, có thể ngân hàng trung ương Trung Quốc muốn tránh viễn cảnh nhân dân tệ mất giá quá nhanh và liên tục”.

Các nhà phân tích dự kiến giá đồng nội tệ của Trung Quốc sẽ giảm còn 7 nhân dân tệ/USD trong vòng ba tháng tới. Đội ngũ phân tích ngoại hối của Nomura dự đoán đến cuối năm sau giá sẽ trượt xuống 7,2 nhân dân tệ/USD.

Theo dữ liệu từ Wind Information, lần cuối cùng 1 USD đổi được tới 7,2 nhân dân tệ là vào khoảng tháng 5/2020 và tháng 9/20219.

Ông Julian Evans-Pritchard, nhà kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Capital Economics nói với CNBC: “Tôi không nghĩ tỷ giá sẽ vượt quá xa mốc 7 nhân dân tệ/USD, đặc biệt là tới mốc 7,2 mà chúng ta chứng kiến trong chiến tranh thương mại. Tôi nghĩ việc Trung Quốc ngần ngại để tỷ giá vượt quá mốc này là bởi khi đó rủi ro tiền tệ có thể sẽ vượt quá tầm kiểm soát của họ, khiến vốn tháo chạy mạnh hơn nữa”.

Hôm 6/9, PBoC thiết lập tỷ giá trung tâm tại 6,9096 nhân dân tệ/USD, cho thấy nhân dân tệ đang ở mức yếu nhất kể từ 25/8/2020, theo Wind Information. Ngân hàng trung ương Trung Quốc kiểm soát nhân dân tệ bằng cách đặt tỷ giá trung tâm hàng ngày dựa trên các mức giá gần nhất.

Theo thông báo trên trang web PBoC, quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối từ 8% xuống 6% sẽ có hiệu lực từ ngày 15/9. Hôm đầu tuần, Phó Thống đốc Liu Guoqiang phát biểu rằng trong ngắn hạn, nhân dân tệ sẽ biến động theo hai hướng và mọi người “không nên đặt cược vào một điểm cụ thể”.

Trong dài hạn, ông Liu lặp lại niềm hy vọng của Bắc Kinh rằng đồng tiền của Trung Quốc sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong cộng đồng quốc tế. Ông nhấn mạnh: “Trong tương lai, sự công nhận của thế giới dành cho nhân dân tệ sẽ tiếp tục gia tăng”.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Giang

Nhóm cổ phiếu nào được dự báo hưởng lợi từ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ?
Dựa trên những điểm nhấn về chính sách, Agriseco cho rằng có nhiều điểm đối lập trong cách điều hành nền kinh tế của hai ứng cử viên tổng thống. Nhóm phân tích nêu sự tác động của cuộc bầu cử đến một số nhóm ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.