|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vì sao người Việt thu nhập cao vẫn thích mua hàng hiệu trên mạng xã hội?

15:35 | 03/06/2021
Chia sẻ
Với nền kinh tế đang phát triển và dân số hơn 97 triệu người vào năm 2020, Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn cho nền kinh tế online.

Theo một báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công thương, 53% dân số Việt Nam đã tham gia vào hoạt động bán lẻ trực tuyến. 

Trong khi đó, báo cáo "E-conomy SEA 2020" từ Google, Temasek và Bain & Co, nói rằng thương mại điện tử ở Việt Nam đang tăng trưởng 46% so với cùng kỳ năm trước đó. Cho tới năm 2025, báo cáo này dự đoán quy mô kinh tế số ở Việt Nam sẽ chạm mốc 52 tỷ USD giá trị, xếp thứ 3 tại Đông Nam Á.

Tầng lớp trung lưu phát triển đang thúc đẩy hoạt động mua sắm tại Việt Nam. Quy mô của tầng lớp trung lưu Việt Nam chạm mốc 33 triệu người vào năm 2020, tăng từ con số 12 triệu của năm 2012. Vì lý do này, sự quan tâm dành cho "hàng hiệu" ở Việt Nam cũng tăng mạnh, theo SCMP.

Vì sao người Việt thu nhập cao vẫn thích mua hàng hiệu trên mạng xã hội? - Ảnh 1.

Một cửa hàng Louis Vuitton tại Việt Nam. (Ảnh: Bloomberg)

Nhóm dân số mới là những người kiếm được nhiều tiền nhưng vẫn chưa giàu, hay còn được gọi là HENRY (High Earners Not Rich Yet). Nhóm này có thu nhập từ 75.000 USD đến 100.000 USD  mỗi năm, theo ông Robert Tran, CEO công ty tư vấn RBNC.

"Cùng với những người có hơn 100.000 USD mỗi năm, họ thường mua sản phẩm từ nhiều thương hiệu hàng đầu bằng cách đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua các nhà bán lẻ cho đầy đủ dịch vụ từ đặt hàng đến giao hàng", ông chia sẻ.

Không ít người Việt cũng đi đến các thị trường có nhiều trung tâm mua sắm lớn như Hong Kong và Singapore để mua những chiếc túi Gucci hay đồng hồ Rolex, theo bà Võ Thị Khánh Trang, Giám đốc mảng tư vấn và nghiên cứu của Savills Vietnam.

Nhận ra xu hướng này, nhiều thương hiệu bắt đầu chú ý đến thị trường Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Gucci, Louis Vuitton và Saint Laurent đều đã mở cửa hàng ở Việt Nam.

Dù đã có cửa hàng, kênh mua sắm phổ biến thứ 2 ở Việt Nam cho các mặt hàng hiệu vẫn là thông qua mạng xã hội. Xu hướng này là một điều dễ hiểu khi người Việt trung bình đang dành 7 giờ mỗi ngày để truy cập Internet. Phần lớn thời gian này được dành cho các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Instagram và ứng dụng trò chuyện Zalo.

Facebook đang là nền tảng được yêu thích nhất cho thương mại điện tử với 89% số người tham gia một khảo sát của Asia Plus Inc lựa chọn vào năm 2019. Và với hơn 66,7 triệu người dùng Facebook trong năm 2020, Việt Nam đang là quốc gia có số lượng người dùng Facebook lớn thứ 7 thế giới, theo worldpopulationreview.com.

Tất cả những con số này cho thấy Việt Nam có thể là một mỏ vàng cho các nhà bán lẻ cá nhân với các cửa hàng trực tuyến. Thời trang và làm đẹp cũng là hai ngành hàng được tìm kiếm và mua sắm trực tuyến nhiều nhất, chiếm tỷ trọng 55% và 30% lần lượt trong khoả sát của Asia Plus.

Nhiều cửa hàng trong mảng thời gian bắt đầu với quy mô khá nhỏ và mạng xã hội là công cụ marketing đơn giản, chi phí thấp nhất, theobà Nguyễn Thanh Hương, nhà sáng lập Ferosh, sàn thương mại điện tử trực tuyến chuyên phân phối các quần áo và phụ kiện.

"Nếu bạn có "phần nhìn đẹp", tương tác sẽ rất cao. Quảng cáo và marketing thời trang qua Facebook vì thế rất phổ biến", bà Hương chia sẻ. 

Bản thân nhà sáng lập cũng sử dụng Facebook, Instagram và Pinterest để theo dõi tình hình kinh doanh, chia sẻ các thông tin công ty, nhận phản hồi với các nhà thiết kế hoặc tư duy về TMĐT và khởi nghiệp nói chung.

Thu Hà, 28 tuổi, nghỉ việc để chuyển sang bán các mặt hàng cao cấp quốc tế trên tài khoản mạng xã hội cá nhân sau khi cô nhận ra nhu cầu mua sắm tăng mạnh. Cô nhanh chóng có những khách hàng đầu tiên. Bắt đầy từ bạn bè, người thân và một số nhóm Facebook lập ra với mục đích mua sắm trực tuyến, số lượng khách hàng của cô không ngừng tăng lên. Rất nhiều trong số đó trở thành khách hàng trung thành.

"Họ được bạn bè và khách hàng của tôi gợi ý", Hà chia sẻ. Quảng cáo mạng xã hội và gợi ý bạn bè là 2 nguồn chính để khách hàng biết đến và lựa chọn một cửa hàng trực tuyến, theo khảo sát của Asia Plus.

Phần lớn khách hàng của Hà là phụ nữ với độ tuổi dao động mạnh, từ 25 tuổi đến 70 tuổi. Họ đều yêu thích các thương hiệu như Gucci, Chanel, Dior, Burberry và Louis Vuitton. Hà cho rằng khi chất lượng cuộc sống cải thiện, nhiều người sẵn sàng trả nhiều nghìn USD tiền túi để mua một chiếc túi hay một chiếc đồng hồ.

Mua sắm thông qua mạng xã hội tiện và tiết kiệm thời gian hơn đến cửa hàng. "Công việc của tôi rất bận rộn. Đến cửa hàng với đường phố đông đúc, tìm nơi để xe và xếp hàng thực sự đau đầu. Trong khi đó, bằng điện thoại, tôi có thể mua hàng trong vài phút", một khách hàng chia sẻ.

Một số người khác thì nói rằng mua sắm trực tuyến có tính kích thích cao hơn. "Không phải thương hiệu nào cũng có cửa hàng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều khi tôi không mua được gì khi tới cửa hàng hoặc trung tâm thương mại. Không hiểu sao nhưng khi tôi thấy hình ảnh một sản phẩm nào đó trên mạng, chúng thu hút sự chú ý của tôi nhiều hơn", Thanh Hoa, một kiến trúc sư đã nghỉ hưu, nói.

Nhiều người cũng cảm thấy tương tự và nói rằng các cửa hàng trực tuyến thường cập nhật theo xu hướng mới nhất. Điều này giúp khách hàng dễ theo dõi và mua hàng hơn. 

Khoảng 58% người dùng mua sắm trực tuyến ở Đông Nam Á chưa biết rõ mình muốn mua gì trước khi thực hiện mua sắm, theo một nghiên cứu khách hàng số trên Facebook vào năm 2020 của Bain & Co. Trong khi đó, 62% khách hàng tìm hiểu thông tin về sản phẩm hoặc thương hiệu mới trên các trang mạng xã hội.

Một lý do khách nhiều người thích mua hàng trên mạng xã hội thay vì website của thương hiệu là do rào cản ngôn ngữ, đặc biệt là những người ở tầng lớp trung lưu không biết Tiếng Anh và không quen dùng các thiết bị thông minh.

Ví dụ, mặc dù Gucci và Louis Vuitton có cửa hàng ở Việt Nam, website của họ không có Tiếng Việt. Bên cạnh đó, các thông tin trên website cũng thường khá cơ bản và không mang tính tương tác cao như trên mạng xã hội. Người dùng mua sắm trên mạng xã hội cũng có thể tương tác trực tiếp với nhà bán hàng. Vì thế, lợi thế chăm sóc khách hàng cũng là lợi thế của bán hàng qua kênh mạng xã hội.

Đó là chưa kể đến mua hàng trên mạng xã hội cũng thường có giá tốt hơn. Bên cạnh đó, chi phí giao hàng cũng có thể thấp hơn chi phí từ các website chính thức của nhãn hàng. Các cửa hàng này cũng chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng, phù hợp với những người vẫn chỉ quen dùng tiền mặt.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nam Khánh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.