|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vì sao hãng này miễn phí xét nghiệm cho shipper nhưng hãng kia thì không?

23:32 | 24/09/2021
Chia sẻ
Dù các hãng được phân bổ kit test nhanh từ TP HCM nhưng lại xuất hiện hiện tượng thu phí xét nghiệm của shipper với mức 75.000 đồng/bộ xét nghiệm nhanh.

Tại cuộc họp báo chiều 24/9, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương TP HCM cho biết Sở ghi nhận một số phản ánh về việc kit test được cấp miễn phí nhưng có tình trạng thu phí với mức 75.000 đồng/bộ xét nghiệm nhanh. Qua kiểm tra, phát hiện có hai đơn vị thu phí xét nghiệm của shipper, theo báo Người Lao Động.

Lý giải cho điều này, ông Phương cho biết do doanh nghiệp nhận kit test trễ, đến trưa cùng ngày mới nhận nên trước đó, doanh nghiệp có hợp đồng với Bệnh viện Lê Văn Thịnh và yêu cầu shipper tới xét nghiệm có trả phí 75.000 đồng. Đơn vị thứ 2 cũng thu phí của shipper với mức giá tương tự, xét nghiệm tại Bệnh viện Tâm Anh.

“Kit test này chúng tôi đã tính toán phân bổ cho doanh nghiệp từ đây đến cuối tháng nhưng họ đã sử dụng kit test của bệnh viện nên Sở chỉ thu lại số lượng này. Từ ngày mai 25/9, họ tiếp tục sử dụng kit test của TP để phát cho shipper”, ông Phương nói.

Lý giải vì sao hãng này miễn phí xét nghiệm cho shipper nhưng hãng kia thì không? - Ảnh 1.

Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, ông Nguyễn Nguyên Phương. (Ảnh: Trung tâm Báo chí TP HCM).

Sở Công Thương cũng đã làm việc và đề nghị các đơn vị không được thu khoản phí nào và yêu cầu chấm dứt việc thu tiền xét nghiệm. Doanh nghiệp hướng dẫn xét nghiệm mẫu gộp 3, sau khi xét nghiệm xong có thể gửi hình ảnh về cho công ty để tải lên hệ thống kho dữ liệu của TP nhằm kiểm tra, kiểm soát. Cơ quan chức năng kiểm tra nếu phát hiện vi phạm thì sẽ có chế tài, cụ thể là yêu cầu shipper tắt app, không hoạt động nữa.

Sở Công Thương để nghị các doanh nghiệp khẩn trương thực hiện công tác tổ chức xét nghiệm theo phương thức tổ chức phát các bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho các shipper để mỗi shipper tự xét nghiệm, chịu trách nhiệm về tầm soát dịch bệnh của bản thân.

Các doanh nghiệp tổ chức phát các bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho lực lượng shipper để các shipper tự xét nghiệm theo nguyên tắc mẫu đơn hoặc mẫu gộp ba người với tần suất 03 ngày/lần. 

Sau khi có kết quả xét nghiệm, các shipper gửi kết quả cho doanh nghiệp quản lý để xác nhận thông tin và cập nhật dữ liệu lên Kho Dữ liệu dùng chung của Thành phố theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông để liên thông dữ liệu với Công an Thành phố, Sở Công Thương và các đơn vị chức năng để phối hợp trong công tác kiểm tra.

Trong trường hợp phát hiện các doanh nghiệp chưa đảm báo việc thực hiện theo điều kiện quy định hoặc có thông tin phản ánh qua báo chí, truyền thông, Sở Công Thương sẽ thực hiện ngay biện pháp tạm ngưng hoạt động của các ứng dụng giao hàng băng công nghệ của các doanh nghiệp có đăng ký với Sở Công Thương và có văn bản thống báo với Công an Thành phố và các cơ quan chức năng về việc ngưng hoạt động của các ứng dụng giao hàng bằng công nghệ do doanh nghiệp cung cấp.

Thông tin thêm tại cuộc họp, Phó giám đốc Sở thông tin và Truyền thông Từ Lương cho biết, tính đến 10h30 ngày 24/9, đã có 30/34 doanh nghiệp nhập dữ liệu  xét nghiệm lên Kho Dữ liệu dùng chung của TP, trong đó có 18.600 kết quả xét nghiệm của shipper đã được cập nhật đầy đủ các trường thông tin lên hệ thống. 

Về việc tiêm vắc-xin cho shipper, theo ông Phương, qua số liệu cập nhật TP có 160.000 shipper, trong đó có gần 2.000 chưa tiêm và hơn 33.000 đã tiêm hai mũi. 

Thùy Trang

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.