|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vì sao chi phí logistics tại Việt Nam quá cao và bài toán giảm thiểu phí

11:45 | 10/08/2017
Chia sẻ
Lý do chính khiến chi phí logistics tại VN đang ở mức cao là bởi các công ty trong nước không có năng lực tốt.
vi sao chi phi logistics tai viet nam qua cao va bai toan giam thieu phi Chi phí logistics chiếm gần 20,9% tổng GDP Việt Nam
vi sao chi phi logistics tai viet nam qua cao va bai toan giam thieu phi Samsung muốn có thêm phần trong 'chiếc bánh' logistics Việt

Tỉ trọng logistics trên GDP của Việt Nam đang thuộc hàng cao so với thế giới

Theo số liệu từ công ty kiểm toán đa quốc gia Dezan Shira & Associates, mặc dù có nhiều nhà cung cấp dịch vụ, cơ sở hạ tầng giao thông và các cơ sở logistics tại Việt Nam vẫn còn kém phát triển.

Tính đến năm 2017, các nhà bán lẻ TMĐT của Ấn Độ chi 5-15% doanh thu cho logistics. Con số này đối với các công ty hoạt động tại Mỹ là 11,7% (2015).

Tại Việt Nam, chi phí logistics hiện cao hơn rất nhiều. Theo báo cáo của ngân hàng Thế giới (WB), chi phí logistics tại Việt Nam ước tính khoảng 25% GDP hàng năm, cao hơn đáng kể so với Thái Lan (19%) và Singapore (8%).

Còn theo thống kê mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA), dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện có quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm gần 20,9% GDP của cả nước. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ.

Theo ông Nguyễn Văn Thể, cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, logistics chiếm 20,9% GDP là con số không tồi so với các nước đang phát triển. Mặc dù vậy, chi phí này còn khá cao so với các nước phát triển khi ở các nước này, logistics hiện chỉ chiếm từ 9-15% GDP.

Theo thống kê của VCCI, tại Việt Nam, chi phí về logistics vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp. Một thực đến được VCCI nêu lên trong văn bản chuẩn bị cho hội nghị Thủ tướng gặp mặt doanh nghiệp vào ngày 17/5 chỉ ra rằng, chi phí vận chuyển cho một container hàng từ cảng Hải Phòng về Hà Nội hay ở chiều ngược lại (khoảng 100 km), đắt gấp ba lần so với chi phí vận chuyển một container hàng từ Trung Quốc và Hàn Quốc về Việt Nam.

Vi sao chi phí logistics tại VN lại cao?

Theo thống kê của VLA, hiện nay cả nước có khoảng 3.000 DN kinh doanh dịch vụ logistics, trong đó có 1.300 DN hoạt động thường xuyên trên thị trường.

Phần nhiều DN hạn chế về quy mô vốn, công nghệ, trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn chất lượng cao. Tốc độ phát triển của ngành dịch vụ logistics khoảng 16%/năm.

Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt Nam chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam.

Mặc dù vậy, hầu hết các công ty này chỉ làm dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ trong lãnh thổ Việt Nam với một số phân khúc như: Dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ và thị phần tại các cảng... Trong khi đó, các hoạt động lớn hơn, mang tính liên vận quốc tế đều do thiểu số các công ty, tập đoàn đa quốc gia đảm trách.

Bên cạnh các công ty nội địa, có khoảng 30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. Các công ty này có lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn dịch vụ từ các công ty mẹ xuyên quốc gia về hàng hóa, dịch vụ tàu biển quốc tế. Vì vậy, các DN này thường thâu tóm hầu hết dịch vụ logistics quốc tế.

Các DN Việt Nam có lợi thế cơ sở hạ tầng như: Cảng biển, kho bãi, phương tiện vận tải, xếp dỡ… nên đã cung cấp hầu hết các dịch vụ này cho DN nước ngoài.

Ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty cổ phẩn ICD Tân Cảng Sóng Thần, cho biết hiện nay có trên 1.000 DN hoạt động logistics nhưng chỉ chiếm 20% thị phần của cả nước. Trong khi đó chỉ có vài chục DN logistics của nước ngoài nhưng chiếm tới 80% thị phần cả nước.

Ông Sơn cho rằng các DN nước ngoài chiếm thị phần lớn nhưng về mặt nguồn lực, nhân sự đa số sử dụng nguồn trong nước.

Theo Dezan Shira & Associates, lý do chính khiến chi phí logistics tại VN đang ở mức cao là bởi các công ty trong nước không có năng lực tốt. Ngoài ra, việc thiếu hệ thống thông tin hiện đại trong khi khung pháp lý và các quy định về logistics vẫn còn khó khăn và phức tạp cũng ảnh hưởng tới ngành logistics VN. Những vấn đề này càng trở nên rõ ràng hơn khi các công ty mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài các thành phố lớn.

Còn theo ông Đỗ Xuân Quang, Phó Chủ tịch VLA, tâm lý của các DN hiện nay vẫn muốn tự làm logistics cho đảm bảo chất lượng, đỡ tốn chi phí.

“Thuê ngoài cao thì dịch vụ logistics mới phát triển, nên các DN logistics phải giải quyết nhiều vấn đề về cung ứng, trong đó có thói quen, văn hóa, năng lực chất lượng dịch vụ. Hiện nay, dịch vụ này chưa vươn ra nước ngoài là do năng lực của DN chưa đáp ứng được”, ông Quang nhấn mạnh.

vi sao chi phi logistics tai viet nam qua cao va bai toan giam thieu phi

Các DN Việt Nam có lợi thế cơ sở hạ tầng, như: Cảng biển, kho bãi, phương tiện vận tải, xếp dỡ… nên đã cung cấp hầu hết các dịch vụ này cho DN nước ngoài. Ảnh: logistics4vn.

Gợi ý cho Việt Nam về cách giảm chi phí logistics

Một trong những quốc gia tích cực nhất trong việc giảm chi phí logistics trong những năm gần đây là Trung Quốc. Theo Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, quốc gia này nỗ lực hạ chi phí cho ngành logistics để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp, cũng như cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo đó, Trung Quốc dự kiến ​​giảm tỷ lệ chi phí logistics trên giá trị hàng hoá thêm 0,5% xuống mức 4,9% hiện tại trong 3 năm tới.

Để đạt được điều này, Bộ GTVT Trung Quốc cho biết nước này sẽ thực hiện rất nhiều biện pháp, bao gồm cắt giảm phí đường cao tốc, cũng như loại bỏ các khoản phí ‘lót tay’ do các sân bay, bến cảng và đường sắt đề ra.

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc mới đây cũng đã công bố kế hoạch cắt giảm chi phí kinh doanh, hoạch định gánh nặng thuế thấp hơn, tài chính rẻ, sử dụng tài nguyên hợp lý hơn, tiêu thụ năng lượng và hậu cần. Đây là những hành động ảnh hưởng tích cực giúp giảm chi phí logistics.

Logistics hiện chiếm một tỷ lệ đáng kể chi phí doanh nghiệp ở Trung Quốc. Tỷ lệ chi phí logistics trên GDP của nước này đã vượt quá 16% trong nhiều năm, theo số liệu từ Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC).

Mặc dù vậy, tỷ lệ chi phí logistics trên GDP đã giảm từ 15,4% xuống mức 14,6% trong giai đoạn 2015-2016. Bằng cách giảm tỷ lệ chi phí logistics, Trung Quốc đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm hơn 900 tỷ nhân dân tệ (135 tỷ USD).

Việt Nam thiệt thòi vì làm logistics chưa tốt

Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Logistics U&I, ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cơ chế chính sách của nhà nước hiện nay chưa phù hợp khiến các DN logistics trong nước phải “tự bơi”. Cụ thể, ông Phúc dẫn chứng, ngoài quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển logistics ở VN thì cho đến nay VN chưa có luật hay chính sách nào được ban hành nhằm thực thi việc triển khai loại hình này.

“DN muốn kinh doanh dịch vụ logistics phải tự mày mò tìm lối đi để hình thành trung tâm, tự tìm quỹ đất, đầu tư hạ tầng, trang thiết bị; tự lo vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực và tự chịu mọi rủi ro…mà không có một ưu đãi nào khác”, ông Phúc nói.

Còn theo ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (SADACO), tiềm năng dịch vụ logistics của Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, nếu các DN Việt Nam không làm thì các DN nước ngoài sẽ làm và chiếm hết thị phần.

“Trước đây, chúng tôi đã đề cập đến việc xác lập kho ngoại quan tại các thị trường châu Âu để phục vụ việc XK hàng hóa và đã được Nhà nước phê duyệt, với ưu đãi hỗ trợ 70% chi phí cho các hiệp hội DN triển khai, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Hiện nay, phần lớn DN làm hàng theo giá FOB, nên toàn bộ dịch vụ kèm theo để đưa hàng đến DN không còn. Các DN phải biết cách kết hợp với nhau, nếu không sẽ bỏ rơi rất nhiều phân khúc rất tốt”, ông Mạnh chia sẻ về tình hình làm logistics của các doanh nghiệp VN.

Tô Đức