|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Vì các thương hiệu mới không muốn chia sẻ lợi nhuận với nhà bán lẻ, vai trò của cửa hàng bán mĩ phẩm sẽ thay đổi

11:32 | 25/04/2020
Chia sẻ
Cửa hàng bán lẻ vẫn là kênh chính để phân phối mĩ phẩm, song ngay từ bây giờ, thực tế ấy đã bắt đầu thay đổi, bởi các thương hiệu mới không muốn chia sẻ lợi nhuận với nhà bán lẻ.

Ngành công nghiệp làm đẹp đã chứng kiến sự đổi mới rộng khắp trong vài năm qua. Vô số thương hiệu mới đã ra đời và vô số nguyên liệu mới đã xuất hiện. Nhưng một điều đã thay đổi trong hầu hết các lĩnh vực bán lẻ khác vẫn chưa gây xáo trộn trong ngành làm đẹp: Cửa hàng vẫn là kênh chính để phân phối các sản phẩm làm đẹp. 

Đương nhiên, các thương hiệu mĩ phẩm trên sàn thương mại điện tử Amazon và Glossier đang thành công trong môi trường thương mại điện tử, và có một số trang web khác cũng bán mĩ phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng. 

Nhưng trên thực tế, phương thức mua chủ đạo vẫn là đến cửa hàng để dùng thử mĩ phẩm và tìm hiểu về chúng, theo Forbes.

Tương lai của ngành bán lẻ mĩ phẩm sẽ rất khác - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp mĩ phẩm mới chủ trương kết nối trực tiếp với người tiêu dùng thay vì đưa sản phẩm vào cửa hàng bán lẻ. Ảnh: The Star

Các thương hiệu mới không muốn chia sẻ lợi nhuận

Song xu hướng bắt đầu thay đổi. Hàng loạt thương hiệu mĩ phẩm mới đang thực hiện một cách tiếp cận khác để phát triển kinh doanh. Họ tập trung vào bán trực tiếp tới  người tiêu dùng và giảm mức độ bán ở cửa hàng.

Mặc dù không bỏ hoàn toàn phương thức bán lẻ truyền thống, họ đã thực hiện phương thức ấy một cách chiến thuật hơn để hoặc là xây dựng nhận thức của người tiêu dùng và tạo doanh thu để mở rộng qui mô nhanh hơn.

Xu hướng đang hình thành trong các ngành bán lẻ khác là nhiều doanh nghiệp ra đời để bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng giờ đây lại đang tạo nên làn sóng đổi mới trong hoạt động bán lẻ ở cửa hàng.

Sự phát triển của những doanh nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng là một dấu hiệu quan trọng về đổi mới trong mảng bán lẻ mĩ phẩm và tạo ra thách thức cho các kênh bán lẻ lâu đời. Trí tuệ nhân tạo đang thúc đẩy cá nhân hóa liệu trình làm đẹp, còn việc dùng thử, phiếu ưu đãi, bán chéo, khuyến mãi là những yếu tố thúc đẩy sự thành công của hoạt động bán hàng trực tiếp.

Nhiều thử thách sẽ ngăn cản một thương hiệu mĩ phẩm bán trực tiếp cho người dân mà không thông qua một kênh bán lẻ. Thách thức lớn nhất là thu hút sự chú ý và nhận thức của người tiêu dùng mà không phải chi toàn bộ vốn.

Các thương hiệu mới thực hiện việc đó bằng cách xác định một thị trường mà những doanh nghiệp lâu đời bỏ qua, hoặc coi rằng thị trường ấy đương nhiên thuộc về họ. 

Sau khi xác định xong thị trường, các thương hiệu mới hướng các chiến dịch khuyến mãi vào những người tiêu dùng có nhu cầu nhưng chưa được đáp ứng. Những đối tượng ấy chấp nhận các thương hiệu mới rất nhanh vì các thương hiệu mới tập trung vào nhu cầu của họ.

Những lợi thế trong chiến lược của các thương hiệu mới

Chiến lược nhắm vào những khách hàng chưa thỏa mãn với sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp mĩ phẩm lâu đời có một số lợi thế. Thứ nhất, nó giúp thương hiệu mĩ phẩm không phải chia sẻ lợi nhuận với nhà bán lẻ, giảm chi phí có khách hàng mới trên Facebook và Instagram nhờ khả năng hướng tới khách hàng cụ thể. 

Thứ hai, các thương hiệu mới vẫn nổi bật giữa vô vàn nội dung quảng cáo của đối thủ vì thông điệp của họ rất cụ thể và chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng. 

Bán trực tiếp tới người tiêu dùng tạo tiền đề cho sự giao tiếp hai chiều giữa người mua và thương hiệu mà không cần tới cầu nối là nhà bán lẻ. Giao tiếp hai chiều sẽ thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ giữa hai bên và tạo ra lòng trung thành của khách hàng. Từ lòng trung thành của người tiêu dùng, thương hiệu sẽ tạo ra cộng đồng người dùng - với lợi ích và nhu cầu giống nhau.

Người tiêu dùng sẽ cảm thấy tự tin và trở thành những nhân vật gây ảnh hưởng trong cộng đồng của họ. Họ sẽ trở thành các mắt xích kết nối trong cộng đồng, tự nguyện quảng bá sản phẩm và thương hiệu mà họ thích.

Phản hồi và mối quan hệ với người tiêu dùng giúp các thương hiệu đổi mới và sáng tạo dựa trên dữ liệu, thông tin từ chính người tiêu dùng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nhac Phong

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.