|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vắc xin COVID-19 của Mordena và Pfizer sẽ được sản xuất bởi một tập đoàn lớn tại Việt Nam

15:24 | 08/05/2021
Chia sẻ
WHO không tiết lộ tên tập đoàn, chỉ cho biết công ty này chưa từng sản xuất vắc xin nhưng có tiềm lực về tài chính và đã có nguồn nhân lực tốt về y, sinh học.
Vingroup nói gì trước thông tin sẽ sản xuất vắc xin COVID-19 của Mordena và Pfizer? - Ảnh 1.

Bên trong một phòng Lab nghiên cứu của Vingroup. (Ảnh: VIC).

Dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế, tờ Thanh Niên cho biết Việt Nam đã đàm phán với một số quốc gia để tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất vắc xin COVID-19. Hiện tại Nhật Bản và WHO đã có phản hồi, đồng ý chuyển giao công nghệ này cho Việt Nam.

Đây là công nghệ đã được hai công ty của Mỹ là Pfizer và Moderna sản xuất vắc xin COVID-19, có hiệu quả bảo vệ hàng đầu. "Điều kiện của Việt Nam đủ khả năng tiếp nhận tiến tới làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 được chuyển giao", một lãnh đạo của Bộ Y tế đánh giá.

WHO dự kiến sẽ chuyển giao công nghệ cho một tập đoàn lớn tại Việt Nam. WHO không tiết lộ tên tập đoàn, chỉ cho biết công ty này chưa từng sản xuất vắc xin nhưng có tiềm lực về tài chính và đã có nguồn nhân lực tốt về y, sinh học.

Tại Việt Nam, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là doanh nghiệp sở hữu trong tay tiềm lực tài chính hàng đầu cùng mối quan hệ với các tổ chức nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực y khoa, sinh học phân tử.

Vingroup đã chi 20 tỷ đồng để nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 "Made in Vietnam" COVIVAC do Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế sản xuất.

Trước đó, Vingroup cũng đã mua lại bản quyền từ hãng Medtronic của Mỹ để sử dụng thiết kế của họ cho máy thở xâm nhập mã PB560. Đồng thời nghiên cứu chế tạo máy thở không xâm nhập dựa trên thiết kế do Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ.

Phía Vingroup chưa đưa ra thông tin chính thức về việc tập đoàn này có sản xuất vắc xin của Moderna và Pfizer hay không.

Để sản xuất vắc xin, các doanh nghiệp phải đáp ứng một số yêu cầu từ Bộ Y tế.

Hiện nay Việt Nam đang có 4 đơn vị nghiên cứu sản xuất vắc xin COVID-19, gồm: Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), CTCP Công nghệ sinh học Dược Nanogen (Nanogen), Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang (IVAC), và Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac).

Đến thời điểm này, Việt Nam đang có hai loại vắc xin phòng COVID-19 do các nhà khoa học trong nước nghiên cứu, phát triển và sản xuất. Đó là vắc xin Nano Covax của Nanogen và vắc xin COVIVAC của IVAC.

Theo kế hoạch trong tháng 5, vắc xin Nano Covax sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên khoảng 10.000 người. Trong khi vắc xin COVIVAC đang được thử nghiệm tại Đại học Y Hà Nội.

Nói thêm về công tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 của Mordena và Pfizer cho Việt Nam, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết trong tháng 5 Bộ sẽ có cuộc họp bàn với WHO về tiếp nhận công nghệ. Tháng 6 đoàn công tác sẽ tới Nhật Bản đàm phán để tiếp nhận công nghệ này từ phía Nhật Bản.

WHO và Nhật Bản chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin mới nhất của thế giới, đến thời điểm hiện tại. Công nghệ  này được coi là  bước ngoặt rất lớn trong sản xuất vắc xin, giúp đáp ứng miễn dịch diễn ra nhanh, hiệu quả cao.

Thiên Trường

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.