|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Uniqlo tăng gấp đôi số cửa hàng tại Đông Nam Á trong 4 năm tới

15:34 | 23/08/2018
Chia sẻ
Uniqlo muốn ​tăng gấp đôi số lượng cửa hàng tại khu vực Đông Nam Á bằng cách tập trung mở các cửa hàng tại ngoại ô thành phố lớn - nơi cư dân có xu hướng mua sắm sản phẩm thời trang thiết yếu phục vụ nhu cầu hằng ngày.
uniqlo tang gap doi so cua hang tai dong nam a trong 4 nam toi Uniqlo có thể chịu đựng xung đột thương mại Trung - Mỹ nhờ chiến lược phát triển tại Đông Nam Á
uniqlo tang gap doi so cua hang tai dong nam a trong 4 nam toi Uniqlo chuyển dần hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam

Theo Nikkei, trong vòng 4 năm tới, thương hiệu bán lẻ hàng đầu Nhật Bản - Uniqlo dự kiến ​tăng gấp đôi số lượng cửa hàng tại Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Số cửa hàng sẽ lên tới 400 vào năm 2022. Theo đó, Uniqlo tăng sự hiện diện bằng cách tập trung mở các cửa hàng ở khu vực ngoại ô thay vì chỉ nằm trong các trung tâm mua sắm.

Đến tháng 8/2022, nhà bán lẻ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng doanh thu tại khu vực này sẽ tăng gấp ba lần, đạt 300 tỷ yên (2,7 tỷ USD). Đây là một trong chiến lược đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu của Uniqlo lên mức gấp đôi như dự kiến, đạt 3.000 tỷ yên (26 tỷ USD).

uniqlo tang gap doi so cua hang tai dong nam a trong 4 nam toi
Ảnh minh hoạ.

Satoshi Hatase, Phó chủ tịch cao cấp của Công ty Fast Retailing - công ty sở hữu thương hiệu Uniqlo thông báo: "Chúng tôi đã mở cửa hàng đầu tiên trong khu vực ASEAN ở Thái Lan vào hồi tháng 3/2018 và đạt thành công lớn".

Cửa hàng Uniqlo thứ hai đã xuất hiện tại Thái Lan, và sẽ tiếp tục hiện diện tại các nước Đông Nam Á khác. Công ty đã làm việc với các nhà môi giới và nhà phát triển bất động sản, và hứa hẹn xuất hiện tại các nước tiếp theo là Philippines và Malaysia.

Hatase nói rằng, tại Thái Lan, trái ngược với người dân mua sắm tại các trung tâm có xu hướng ăn mặc thời trang, các gia đình nhiều thế hệ khu vực ngoại thành ăn mặc cơ bản phục vụ nhu cầu hằng ngày và đây là thị trường Uniqlo muốn tập trung phát triển.

Trong khi thị trường Đông Nam Á vẫn còn nhiều khoảng trống để mở thêm cửa hàng tại các trung tâm mua sắm, định hướng mới của Uniqlo là mở chuỗi cửa hàng độc lập, đánh dấu sự thay đổi trong việc mở rộng khu vực của mình.

Các cửa hàng tại khu vực ngoại thành là giải pháp cho sự tăng trưởng của chuỗi thời trang bán lẻ này tại Nhật Bản. Ông cho rằng Uniqlo đã đạt được sự công nhận nhất định nên đây là thời điểm hợp lý để bành trướng sự hiện diện tại khu vực.

Việc mở tới 400 cửa hàng có thể đưa Uniqlo vượt lên các đối thủ cạnh tranh như Zara và H&M về mặt hiện diện trong khu vực. Tại khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương, thương hiệu H&M hiện có khoảng 130 cửa hàng trong khi Zara có khoảng 180 cửa hàng, tương đương với Uniqlo.

Bên cạnh Thái Lan, Uniqlo đã hiện diện tại các nước trong khu vực bao gồm Úc, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines.

Trái ngược với nhãn hiệu thời trang nhanh, Uniqlo nhấn mạnh tính đơn giản, tiện dụng bằng các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu hằng ngày với chất lượng tốt. Hatase thừa nhận họ cần nỗ lực hơn để làm cho khách hàng hiểu sự khác biệt này.

Người tiêu dùng Đông Nam Á có mức thu nhập trung bình và cao sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Uniqlo. "Những người có thu nhập thấp không thể mua sản phẩm Uniqlo", Hatase nói, nhưng theo ông, trong 10 năm tới, một số lượng lớn người ASEAN sẽ có thể mua sản phẩm Uniqlo. Điều đó có nghĩa là tăng trưởng vượt ra ngoài các nước thu nhập trung bình như Thái Lan.

Hatase cho biết, thị trường Ấn Độ có tiềm năng trở thành Trung Quốc tiếp theo - thị trường lớn nhất của Uniqlo bên ngoài Nhật Bản. Tại Ấn Độ, Uniqlo tìm ra các nhà sản xuất đáp ứng các yêu cầu.

Chủ tịch kiêm TGĐ của Fast Retailing, tỷ phú Tadashi Yanai, cho biết Uniqlo có kế hoạch mở thêm các cửa hàng tại các thị trường mới, bao gồm Việt Nam, Lào và Myanmar.

Xem thêm

Tuệ An