|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ứng dụng kết nối người say với tài xế lái hộ

21:20 | 29/06/2019
Chia sẻ
Một ứng dụng trên điện thoại di động cho phép những người uống say ở Hàn Quốc tìm tài xế lái xe hộ để đưa họ về nhà, với mức phí cao hơn giá taxi thông thường.

 Kết nối người say với tài xế lái thuê

Đồng hồ điểm 20h40 và Kim Min-seob dành buổi tối thứ Sáu bên điện thoại. Nhưng anh không vào mạng xã hội, chơi game hay chát mà tìm khách hàng cần thuê tài xế. Công việc của Kim tương tự một tài xế Grab, trừ một điều: Anh không có ô tô.

Kakao là công ty vận hành ứng dụng kết nối tài xế lái thuê với người say. "Daeri unjeon" là từ chỉ nghề lái xê hộ trong tiếng Hàn. Kim sẽ nhận các cuộc gọi từ những chủ xe đã uống rượu và cần ai đó lái xe chở họ về nhà. Tài xế lái hộ sẽ gặp khách hàng tại quán bar hay nhà hàng mà họ đến, lái xe chở họ về nhà hoặc chỗ gửi xe rồi rời đi để tìm kiếm khách hàng tiếp theo. Dịch vụ lái xe hộ này thường có giá cao hơn taxi nhưng lại tiết kiệm chi phí đỗ xe qua đêm và giảm sự bất tiện cho khách hàng khi không phải quay lại lấy xe vào ngày hôm sau.

Ứng dụng kết nối người say với tài xế lái hộ  - Ảnh 1.

Giao diện ứng dụng lái xe hộ người say. Ảnh: Koreain Expose

Vào những ngày cao điểm như tối thứ Sáu, số tài xế daeri unjeon tìm khách hàng tăng vọt, tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt. Hiện tại vẫn còn sớm và Kim hy vọng một, hai giờ nữa, nhiều người uống rượu bắt đầu về nhà và anh sẽ thấy hàng loạt cuốc xe đường dài từ Seoul ra các vùng ngoại ô xung quanh. 

Một số công ty daeri unjeon thường cử tài xế theo cặp di chuyển khắp thành phố trên xe máy. Một người chịu trách nhiệm gặp gỡ khách hàng, lái xe đưa họ đến địa điểm. Người còn lại sẽ lái xe máy đến đón đồng nghiệp và cả hai tiếp tục di chuyển tới chỗ khách hàng tiếp theo. Cách làm việc như thế khiến các tài xế daeri unjeon phải chia đôi phần lợi nhuận của mình. Để tiết kiệm chi phí, Kim thường chạy bộ hoặc đi phương tiện công cộng đến chỗ khách hàng. 

Nỗi khổ của tài xế lái xe hộ

Ứng dụng kết nối người say với tài xế lái hộ  - Ảnh 2.

Kim Min-seob đang tìm khách hàng trên ứng dụng của công ty Kakao. Ảnh: Koreain Expose

9h30 tối hôm ấy, Kim nhận cuốc xe đầu tiên từ một người đàn ông muốn đi từ quận Mapo tới Goyang - khu vực ngoại ô Seoul và có rất nhiều chuỗi phòng nghỉ qua đêm. Cuốc xe không chỉ mang lại cho Kim khoản tiền 21.000 won mà còn đem lại vận may cho anh với hai cuốc xe 15.000 Won sau đó.

Sau cuốc xe thứ ba, KIm đi lên từ nhà để xe dưới lòng đất tại một chung cư cao cấp. Kim kể tài xế lái hộ thường phải thả khách tại các gara đỗ xe dưới lòng đất, sau đó đi thang bộ nhiều tầng để tìm lối ra. Đôi khi những lần đi bộ như thế kéo dài đến 10 - 15 phút. 

Gặp những khách hàng trung niên khó tính là viễn cảnh mà Kim sợ nhất. “Vị khách mà tôi vừa chở về nhà là chủ tịch một công ty. Trong suốt chuyến đi, ông ta không ngừng dạy bảo tôi rằng ông ta đã thành công như thế nào nhờ làm việc chăm chỉ và dạy tôi phải làm việc chăm chỉ hơn để vươn lên trong cuộc sống”, Kim kể. Anh giải thích rằng nhiều người Hàn Quốc nghĩ các tài xế lái hộ xe là những người bất tài, không có khả năng đảm nhận những công việc khác.

Khoảng 90% các cuộc gọi đến với Kim từ những người đã uống rượu. 10% cuốc xe còn lại đến từ những người lười lái xe, không thể lái xe do sức khỏe kém hoặc mượn xe từ bạn và cần người trả hộ.

Nôn mửa hoặc gây rối là những hành vi mà hành khách say xỉn có thể thực hiện. Tuy nhiên, không giống những khách hàng đi taxi bình thường, các khách hàng say xỉn ngồi trong xe của chính họ, nên khả năng gây rối giảm. 

“Tôi đã từng gặp một anh chàng nôn mửa mà phải ngậm đống vật chất trong miệng cho đến khi dừng ở ngã tư vì đèn đỏ mới mở cửa sổ để phun ra ngoài”, Kim kể.

Nhạc Dương