UBND TP Hà Nội: 'Nhà ở xã hội ế vì xa trung tâm'
Nhà ở xã hội đắt ngang căn hộ thương mại | |
Cần 10 triệu m2 nhà ở cho công nhân và NƠXH, mới thực hiện được 3,8 triệu m2 | |
Gần 200 căn chung cư nhà ở xã hội sử dụng không đúng đối tượng |
Trong một báo cáo gửi Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội đã nêu một loạt những bất cập khiến nhà ở xã hội (gồm nhà để bán, cho thuê và cho thuê mua) khó phát triển trên địa bàn.
Cụ thể, TP Hà Nội cho rằng, một số dự án ở vị trí đất có giá trị cao, lợi thế thương mại nhưng khi bán, không kiểm soát được tình trạng mua đi bán lại trái quy định, gây bất ổn. Ngược lại, nhiều dự án vị trí xa trung tâm, chưa đầy đủ hệ thống dịch vụ công cộng và không thuận tiện về kết nối hạ tầng với khu trung tâm nên khó hấp dân người mua..
Chưa kể, theo địa phương này, việc một số dự án chỉ được quy hoạch xây dựng nhà ở thấp tầng hay việc sử dụng nhà vườn, nhà biệt thự làm nhà ở xã hội cũng không phù hợp.
Một dự án nhà ở xã hội tại Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: CĐT |
Ngoài ra, theo quy định, mỗi hộ gia đình chỉ được nộp hồ sơ mua nhà tại một dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo UBND TP Hà Nội, không ít gia đình đã được chính quyền các địa phương cấp xã, phường xác nhận tình trạng nhà ở nhiều lần để nộp cho nhiều dự án.
Trong khi đó, với các dự án nhà ở công nhân, tồn tại lại nằm ở tỷ lệ lấp đầy thấp. Một số dự án đã xây xong nhưng một bộ phận công nhân không về ở vì muốn sống trong khu dân cư liền kề để thuận tiện trong sinh hoạt đi lại, giảm chi phí. Bên cạnh đó, các dự án trước đây chủ yếu phục vụ cho người chưa lập gia đình với phòng tập thể từ 8-24 người nên sau khi họ kết hôn, căn hộ trên không còn phù hợp. Theo TP Hà Nội, các dự án này thu hồi vốn chậm, kéo dài khoảng 10 năm nên phân khúc này sẽ không hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư.
Với tình hình đó, UBND Hà Nội đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu các mô hình đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách và ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù, ví dụ phát triển mô hình liên kết đầu tư giữa doanh nghiệp và đối tượng thu nhập thấp. Theo đó doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư ban đầu, hưởng lợi nhuận định mức, người dân ký hợp đồng với doanh nghiệp góp vốn và chỉ định chủ đầu tư.
TP Hà Nội cũng đề xuất nghiên cứu xây dựng chính sách đầu tư ưu đãi đặc thù theo mô hình đối tác công – tư (PPP), đồng thời tạo cơ chế hỗ trợ đầu tư từ Trung ương và nguồn vốn của thành phố để phát triển nhà ở xã hội. Địa phương cũng đề xuất cho phép thành phố chỉ định chủ đầu tư làm nhà ở xã hội với các đơn vị đã được lựa chọn lập quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500. Nghiên cứu miễn giảm thủ tục cấp phép xây dựng các công trình thuộc dự án nhà ở xã hội
UBND TP Hà Nội cũng đề xuất rà soát quỹ đất, đẩy nhanh việc di dời khỏi nội thành các trụ sở cơ quan, các bệnh viện trường đại học, cao đẳng, dạy nghề thuộc diện trung ương quản lý theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/