Nước Mỹ có 35 tỷ phú có bằng tiến sĩ, nắm tổng cộng 165 tỷ USD tài sản ròng. Rất nhiều người trong số này làm giàu nhờ kiến thức từ ngành nghề mà họ đã theo học, qua đó củng cố quan điểm rằng học luôn là một trong những con đường làm giàu bền vững và thành công nhất.
Năm 2023, số lượng tỷ phú toàn cầu đã giảm so với năm trước, từ 2.668 người xuống còn 2.640 người. Tổng giá trị khối tài sản ròng của tất cả tỷ phú cũng giảm sau một năm, từ 12.700 tỷ USD xuống còn 12.200 tỷ USD, qua đó phản ánh một năm kinh tế khó khăn chung trên toàn thế giới.
Theo thống kê của Oxfam được hãng tin CNN tổng hợp, nhóm 1% dân số giàu nhất thế giới đang nắm giữ lượng của cải có giá trị khoảng 26.000 tỷ USD, cao hơn nhiều so với nhóm 99% dân số còn lại, những người đang nắm giữ lượng của cải có tổng giá trị khoảng 16.000 tỷ USD.
Việc đánh thuế vào tài sản và lãi chứng khoán chưa thực hiện có thể đem lại hàng nghìn tỷ USD cho ngân sách nước Mỹ, giúp giải quyết về bất bình đẳng thu nhập đang ngày một lớn.
Trải qua năm 2022 đầy biến động, các tỷ phú Mỹ đã chứng kiến tổng giá trị khối tài sản ròng của họ giảm tới 660 tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.
Sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, ngành công nghệ toàn cầu đã chứng kiến sự đi xuống trong năm 2022, khiến những tỷ phú hàng đầu thế giới như Elon Musk, Jeff Bezos, Bill Gates,... mất hàng chục tới hàng trăm tỷ USD trong năm nay.
Sau những ngày tháng khó khăn khi chứng kiến làn sóng cổ phiếu công nghệ bị bán tháo, các tỷ phú công nghệ Mỹ đã có một ngày tươi sáng trong năm 2022 khi chỉ số tiêu dùng tháng 10 cho thấy lạm phát đã có phần hạ nhiệt.
Nước Mỹ hiện có khoảng 700 tỷ phú, và có 24 người trong số đó chưa từng học đại học, không bao gồm những người đã bở giữa chừng như Mark Zuckerberg hay Bill Gates.
Nhóm 20 người giàu nhất nước Mỹ năm 2022 đã chứng kiến tổng giá trị khối tài sản ròng giảm 235 tỷ USD so với năm trước, phần lớn do áp lực từ lạm phát và thị trường chứng khoán lao dốc.
Những người giàu nhất nước Mỹ đã trải qua nhiều ngày khó khăn kể từ đầu năm, và ngày 13/9 được coi như một trong những phiên giao dịch khiến các tỷ phú Mỹ mất nhiều tiền bậc nhất lịch sử.
Hiện tại, khoảng 1% số lượng người giàu nhất nước Mỹ đang sở hữu tới 32,3% tổng tài sản của các quốc gia này, qua đó thể hiện sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
Bà Lisa Cook cho rằng điều chỉnh tỷ lệ lãi suất về mức trung lập có thể là điều phù hợp trong thời gian tới, song quyết định cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới.