|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tỷ giá ơi...về đâu?

16:33 | 29/06/2018
Chia sẻ
Fed liên tiếp tăng lãi suất và chính sách duy trì đồng nhân dân tệ (CNY) yếu để chống đỡ nền kinh tế của Trung Quốc đã và đang tạo nên sức ép lớn lên VNĐ. Tỷ giá USD tại các ngân hàng đã chính thức vượt qua mốc 23.000 trong sáng nay (29/6).
ty gia oive dau Tỷ giá USD hôm nay (26/6) chạm đáy 2 tuần so với yen Nhật, thị trường tự do trong nước tăng trở lại
ty gia oive dau Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Tỷ giá có thể sẽ tăng từ 1-3%

Tỷ giá chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Hơn 2 tuần trôi qua sau động thái của nâng lãi suất cơ bản lần thứ 2 trong năm của Fed, thị trường ngoại hối của Việt Nam vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.

Cụ thể, tại sở giao dịch Ngân hàng nhà nước (NHNN), tỷ giá trung tâm đã trải qua một quãng thời gian tăng mạnh nhất cũng như lâu nhất kể từ đầu năm. Tính từ ngày 10/6, tỷ giá trung tâm đã tăng thêm 92 đồng đạt 22.650 đồng/USD. Tính chung từ đầu năm tới nay, tỷ giá trung tâm đã tăng tổng cộng 235 đồng tương ứng 1,05%.

ty gia oive dau
Diễn biến tỷ giá trung tâm trong thời gian gần đây ( Nguồn: QT tổng hợp)

Trên hệ thống ngân hàng, trong sáng nay (29/6) VietinBank là ngân hàng đầu tiên niêm yết tỷ giá giao dịch USD vượt 23.000 VNĐ/USD và đây cũng là lần đầu tiên trong năm nay mốc này bị phá vỡ. Tính từ đầu năm tỷ giá USD tại ngân hàng đã tăng khoảng 1,01%.

Theo dự báo hồi tháng 3 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTC), tỷ giá USD/VNĐ trong năm 2018 sẽ tăng nhẹ ở mức 1,5 – 2%. Và theo nhận định của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán tỷ giá USD có thể biến động trong khoảng từ 1-3% trong năm nay.

Giả thiết nếu tỷ giá có thể tăng đến mức tối đa là 3% thì tỷ lệ quy đổi của VNĐ và USD sẽ tăng lên khoảng 23.417, vượt khá xa mốc 23.000 hiện tại.

Mặc dù sự nóng lên của tỷ giá trong thời gian vừa qua là điều đã được tiên liệu từ trước và mức độ biến động vẫn nằm trong tầm kiểm soát của NHNN. Giới phân tích cho rằng rất khó để có thể dự đoán được chính xác mức độ biến động của tỷ giá trong năm nay. Nhưng có một điều có thể khẳng định là tỷ giá năm nay sẽ không thể còn bình yên như năm 2017.

Các yếu tố quốc tế như xung đột thương mại Mỹ - Trung hay quá trình nâng lãi suất của Fed sẽ vẫn tiếp tục là những ẩn số lớn đối với thị trường tiền tệ của Việt Nam nói chung và đối với tỷ giá nói riêng. Tuy nhiên, mức độ biến động trong tương lai của tỷ giá cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý chí nhà điều hành…

Giá USD và nhân dân tệ đang "đánh mặt" trực tiếp vào VNĐ

ty gia oive dau
Biến động tỷ giá khó lường (Ảnh minh hoạ)

Việc tỷ giá tăng mạnh trong thời gian gần đây không thoát khỏi liên quan đến chính sách tăng lãi suất của Fed và ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, hai "gã khổng lồ" của nền kinh tế thế giới. Những sự kiện này làm ảnh hưởng đến chính sách duy trì đồng USD mạnh và đồng CNY yếu trên thị trường tiền tệ.

Đồng USD mạnh lên nhờ Fed nâng lãi suất

Theo thống kê của Bloomberg, kể từ lần nâng lãi suất đầu tiên trong năm nay (21/3), chỉ số US dolla Index đo sức mạnh của đồng USD với các loại tiền tệ đã tăng khoảng 4,75 %. Sự bật tăng của chỉ số trên là do Fed đang đẩy nhanh quá trình nâng lãi suất.

Cụ thể, chỉ trong 4 cuộc họp từ đầu năm tới nay, Fed đã tăng lãi suất tới hai lần và vẫn để ngỏ khả năng tăng thêm 2 lần nữa trong năm nay. Điều này khiến cả thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế kỳ vọng cao về khả năng đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên trong tương lai.

ty gia oive dau
Chỉ số US Dolla Index bắt đầu tăng mạnh từ cuối tháng 3 ( Nguồn : Blommberg)

Bên cạnh đó, việc Fed nâng lãi suất đã khiến chênh lệch lãi suất giữa USD và VNĐ gia tăng. Theo số liệu của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC), lãi suất tiền gửi bằng VNĐ kỳ hạn 1 tháng hiện thấp hơn khoảng 0,3% so với lãi suất tiền gửi bằng USD kỳ hạn 1 tháng ở nước ngoài.

Cụ thể, trong năm ngoái, lãi suất tiền gửi bằng VNĐ kỳ hạn 1 tháng cao hơn khoảng 0,6-3% so với lãi suất tiền gửi bằng USD kỳ hạn 1 tháng ở nước ngoài và đây là mức dao động thông thường. Tuy nhiên, chênh lệch này đã đảo chiều trong năm nay. Lãi suất tiền gửi bằng USD ở nước ngoài tăng mạnh lên 2,1-2,15%. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi bằng VNĐ kỳ hạn 1 tháng giảm mạnh xuống 1,6-1,85%.

Nếu lãi suất tiền gửi bằng VNĐ thấp hơn lãi suất tương đương bằng USD sẽ làm VNĐ trở nên kém hấp dẫn so với USD và ảnh hưởng đến dòng vốn chảy vào Việt Nam. Đặc biệt, khi Việt Nam vẫn kiên định mới mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất xuống thì động thái của Fed sẽ càng làm gia tăng sức ép lên tỷ giá trong thời gian tới.

Sức ép từ chính sách "đồng Nhân dân tệ yếu"

Trung Quốc đang gặp nhiều bất lợi khi đối đầu với Mỹ trong cuộc xung đột thương mại giữa hai nước. Do có ít biện pháp đáp trả hơn nên dường như Trung Quốc đang dần quay trở vể với chiến lược "1 đồng Nhân dân tệ yếu" nhằm hỗ trợ sức cạnh tranh cho hàng hóa nước mình.

Theo số liệu của Bloomberg, kể từ khi xung đột xảy ra trong tháng 3, đồng Nhân dân tệ đã giảm gần 3,6% so với đồng USD và sự suy yếu của đồng tiền tiền này vẫn chưa hề có dấu hiệu chững lại.

ty gia oive dau
Đồng USD bắt đầu tăng giá với Nhân dân tệ từ cuối tháng 3 ( Nguồn: Bloomberg)

Mặt khác, trong năm 2017, theo số liệu của UBGSTC , mặc dù đã mất giá tới gần 7,5% so với Nhân dân tệ nhưng cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc vẫn thâm hụt tới 26,7 tỷ USD và Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại chính của Việt Nam với tỷ trọng 21,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Do đó, để tránh tình trạng thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng thì rất có thể NHNN sẽ buộc phải phá giá VNĐ theo sự suy yếu của Nhân dân tệ.

Với những yếu tố hỗ trợ như dự trữ ngoại tệ đang ở mức kỷ lục hay cán cân thanh toán đang thăng dư cao, NHNN hoàn toàn có thể can thiệp vào thị trường ngoại tệ khi cần thiết. Nhưng chắc chắn cơ quan điều hành sẽ phải cân nhắc thật kỹ bởi vấn đề không phải là NHNN có giữ vững được tỷ giá hay không mà là giữ có lợi hơn hay phá giá có lợi hơn cho nền kinh tế.

Xem thêm

Quốc Thụy