|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tuần 6/8-10/8: Dòng tiền dồn về bluechip, khối ngoại tiếp tục bán ròng, BID bứt phá nhất nhóm ngân hàng

14:49 | 12/08/2018
Chia sẻ
VN-Index trải qua tuần tăng điểm thứ 4 liên tiếp. Dòng tiền vẫn đang có sự tập trung chủ đạo ở nhóm cổ phiếu bluechips, điển hình là ngân hàng.
tuan 68 108 dong tien don ve bluechip khoi ngoai tiep tuc ban rong bid but pha nhat nhom ngan hang Tuần 30/7-3/8: Bất chấp khối ngoại bán ròng, ngân hàng hạ nhiệt, VN-Index vẫn 'xanh miên man'

Phiên cuối tuần 10/8, VN-Index đóng cửa ở mức 968,47 điểm, tăng 8,8 điểm so với tuần trước. HNX-Index tăng 2% lên 108,41 điểm; UPCoM-Index tăng hơn 1%.

Theo thống kê của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tính đến ngày 10/8/2018, đã có hơn 736 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý II với 638 doanh nghiệp báo lãi, 98 doanh nghiệp chịu lỗ. Trong đó, lợi nhuận sau thuế lớn nhất thuộc về mã VHM với 3.825 tỷ đồng, tiếp đến là GAS với 3.122 tỷ đồng, VCB với 2.926 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp lỗ lớn nhất trong quý II là TFF (-556 tỷ đồng), tiếp đến là các doanh nghiệp AGF (-69 tỷ đồng), VIS (-67 tỷ đồng). Ngành ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất về lợi nhuận với 33,4% trong khi tỷ lệ vốn hóa của ngành này là 25,4%. Về tăng trưởng lợi nhuận, ngành có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế lớn nhất là ngành Hàng và Dịch vụ công nghiệp với mức tăng trưởng 68% (GMD, REE, TV2…).

VN-Index trải qua tuần tăng điểm thứ 4 liên tiếp. Dòng tiền vẫn đang có sự tập trung chủ đạo ở nhóm cổ phiếu bluechips, điển hình là ngân hàng. Đáng chú ý, phiên giao dịch 10/8 xuất hiện lượng khớp lệnh gần 30 triệu cổ phiếu HAG (227 tỷ đồng), mức cao nhất trong lịch sử niêm yết của Hoàng Anh Gia Lai. Trước đó, ngày 7/8, cổ phiếu VIC được giao dịch thỏa thuận 7,3 triệu đơn vị, trị giá hơn 761,6 tỷ đồng (32,6 triệu USD). Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng, dù không lớn như tuần trước đó nhưng phần nào cũng tạo áp lực tâm lý đối với nhà đầu tư.

Khối lượng giao dịch trung bình toàn thị trường đạt 237,2 triệu đơn vị/ngày, tương ứng giá trị hơn 5.273 tỷ đồng, tăng nhẹ so với tuần trước.

tuan 68 108 dong tien don ve bluechip khoi ngoai tiep tuc ban rong bid but pha nhat nhom ngan hang
(NH tổng hợp - Click vào ảnh để xem chi tiết)

Trên HOSE, TGG (CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang) là cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất (24%) trong khi tuần trước ghi nhận giảm 15%.Cú “lội ngược dòng” này của TGG nhờ 4 phiên trần liên tiếp và kết thúc tuần ở mức 23.600 đồng/cp. Theo sau là DAT cũng có 4 phiên tăng trần.

BID là cổ phiếu ngân hàng duy nhất xuất hiện trong top tăng mạnh. BIDV cũng nằm trong top 10 doanh nghiệp nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp lớn nhất 2017.

tuan 68 108 dong tien don ve bluechip khoi ngoai tiep tuc ban rong bid but pha nhat nhom ngan hang Vì sao Gỗ Trường Thành lỗ nặng gần 570 tỷ đồng?

Ngược lại, HCD là mã giảm mạnh nhất với 3 phiên sàn liên tiếp và đóng cửa cuối tuần tại mức 11.900 đồng/cp. TTF cũng mất 14% trong tuần qua sau khi công bố lỗ sau thuế quý II khoảng 565 tỷ đồng .

tuan 68 108 dong tien don ve bluechip khoi ngoai tiep tuc ban rong bid but pha nhat nhom ngan hang
(NH tổng hợp - Click vào ảnh để xem chi tiết)

Trên HNX, SRA (CTCP Sara Việt Nam) tiếp tục dẫn đầu top tăng mạnh nhất (59%). SRA ghi nhận 10 phiên tăng liên tục, trong đó có 9 phiên tăng trần. Theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, công ty đạt 54 tỷ đồng doanh thu thuần, cao gấp 8 lần cùng kỳ nhờ phát triển kinh doanh thiết bị y tế, dự án lò đốt rác thải công nghệ cao và các sản phẩm tiêu dùng của Nhật. Lợi nhuận sau thuế hơn 28 tỷ đồng (cùng kỳ gần 1 tỷ đồng), lãi cơ bản trên một cổ phiếu đạt 14.393 đồng. So với mục tiêu đặt ra, Sara mới thực hiện được 24% kế hoạch doanh thu và 47% lợi nhuận cả năm.

Trong tuần, HNX chào “tân binh mới” là CTCP Giấy Hoàng Hà Hải Phòng (Mã: HHP) với giá tham chiếu 12.600 đồng/cp. Tuy nhiên, phiên cuối tuần giảm còn 12.500 đồng/cp.

Ở diễn biến ngược lại, CKV của CTCP CokyVina là mã giảm mạnh nhất (20%).

tuan 68 108 dong tien don ve bluechip khoi ngoai tiep tuc ban rong bid but pha nhat nhom ngan hang
(NH tổng hợp - Click vào ảnh để xem chi tiết)

Trên UPCoM, CEC của CTCP Thiết kế Công nghiệp Hóa chất tăng 85% với 10 phiên tăng liên tục, trong đó có 4 phiên giá trần. Theo sau là SAP (CTCP In sách giáo khoa tại TP HCM) tăng 81% (5 phiên tăng trần). Trong khi đó, NS2 (CTCP Nước sạch số 2 Hà Nội) giảm hơn 40%.

Xem thêm

Nhật Huyền