|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Trước thềm IPO, Vinalines lãi 2.150 tỷ đồng nhờ 'lá bài' nguồn thu khác

09:47 | 03/06/2017
Chia sẻ
Hai năm kinh doanh gần nhất của Vinalines đều ghi nhận hoạt động kinh doanh chính không hiệu quả gây ra thua lỗ, tuy nhiên tiền từ hoạt động khác liên tục chảy vào với lượng lớn khiến cho năm nào Vinalines cũng báo lãi ấn tượng.

Báo kết quả kinh doanh năm 2016 riêng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa được công bố, doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đạt 1.350 tỷ đồng giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2015.

Giá vốn hàng bán quá cao, thậm chí hơn gấp 2 lần so với doanh thu bán là nguyên nhân của việc Vinalines lỗ gộp hơn 1.420 tỷ đồng, khoản lỗ gộp này tăng 4,2 lần so với lỗ gộp năm trước đó. Kết quả biên lợi nhuận gộp Công ty âm hơn 100% trong năm 2016.

truoc them ipo vinalines lai 2150 ty dong nho la bai nguon thu khac
Kinh doanh bết bát, Vinalines báo lãi 2.150 tỷ đồng từ thu hoạt động khác

Doanh thu hoạt động tài chính giảm còn 1/3, đạt hơn 480 tỷ đồng, trong khi đó chi phí tài chính chỉ giảm một nửa khiến cho lãi hoạt động này của Vinalines chỉ đạt gần 40 tỷ đồng so với khoản lãi hơn 430 tỷ đồng phát sinh năm 2015, giảm 10 lần. Riêng khoản chi phí lãi vay trong năm nay, Vinalines đã phải chịu 1 khoản hơn 380 tỷ đồng, tăng gấp 6,7 lần so với năm trước đó.

Tổng hợp các khoản chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, Vinalines ghi nhận lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 1.600 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 44 tỷ đồng năm 2015.

Hoạt động kinh doanh chính thua lỗ nghiêm trọng, tuy nhiên Vinalines lại bất ngờ ghi nhận doanh thu cao ngất ngưởng đến từ hoạt động khác. Đáng nói, con số thu này lên tới hơn 4.000 tỷ đồng trong khi chi phí khác chỉ 275 tỷ đồng, kéo toàn bộ mức thua lỗ 1.600 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh chính và đẩy lãi trước thuế của Vinalines lên con số 2.150 tỷ đồng.

truoc them ipo vinalines lai 2150 ty dong nho la bai nguon thu khac
Vinalines báo về hơn 4.000 tỷ đồng từ thu hoạt động khác

Đáng nói hơn nữa, trong báo cáo tài chính riêng của Vinalines, tất cả các khoản thu chi, nợ, tài sản… đều không hề có chú thích.

Hai năm kinh doanh gần nhất của Vinalines đều ghi nhận hoạt động kinh doanh chính không hiệu quả gây ra thua lỗ, tuy nhiên tiền từ hoạt động khác liên tục chảy vào với lượng lớn khiến cho năm nào Vinalines cũng báo lãi ấn tượng. Năm 2015 lãi 980 tỷ đồng trong đó hơn 1.020 tỷ đồng là lãi từ hoạt động khác.

Chính vì kinh doanh không hiệu quả, đóng góp cho ngân sách hàng năm của Vinalines tỏ ra vô cùng èo ọt. Năm 2016 Công ty chỉ nộp ngân sách khoản tiền hơn 6 tỷ đồng.

Tính đến cuối kỳ, tổng tài sản công ty tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó tăng tài sản dài hạn 760 tỷ đồng, tăng tài sản ngắn hạn hơn 360 tỷ đồng trong năm.

Tiền và tương đương tiền giảm 1/3 còn 630 tỷ đồng chủ yếu đến từ việc công ty rút các khoản gửi có kỳ hạn ngắn trong năm. Tương đương tiền giảm từ 1.680 tỷ đồng năm ngoái xuống chỉ còn 470 tỷ đồng khi kết thúc năm 2016.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng thêm 125 tỷ đồng trong năm, hàng tồn kho tăng nhẹ 27 tỷ đồng. Tài sản dài hạn đáng chú ý là việc Công ty không còn phải ghi nhận bất kỳ 1 khoản dự phòng đầu tư tài chính dài hạn nào nữa, trong khi con số năm 2015 là hơn 2.700 tỷ đồng.

Nợ phải trả của Vinalines giảm được khoảng gần 1.000 tỷ đồng trong năm còn 6.600 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn 3.950 tỷ đồng trong đó nặng nhất là khoản vay trái phiếu ngắn hạn hơn 2.300 tỷ đồng. Nợ dài hạn 2.650 tỷ đồng cũng chủ yếu đến từ vay trái phiếu.

truoc them ipo vinalines lai 2150 ty dong nho la bai nguon thu khac
Lỗ lũy kế Vinalines đãn giảm xuống còn 2.760 tỷ đồng kết thúc năm 2016

Trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu Vinalines ghi nhận hơn 12.300 tỷ đồng, khoản lỗ lũy kế giảm còn 2.760 tỷ đồng so với con số hơn 4.900 tỷ đồng đầu năm.

Hồi tháng 3/2015, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn tất các công việc chuẩn bị cho IPO của công ty mẹ Vinalines theo hướng bán 64% vốn nhà nước hiện có tại đây, phát hành thêm cổ phần để tăng vốn, hoán đổi nợ lấy cổ phần. Sau IPO, Nhà nước sẽ chỉ giữ lại 36% vốn. Khi ấy, nhiều tập đoàn tư nhân lớn đã đánh tiếng mua lại hầu hết cổ phần tại các cảng biển: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn.

truoc them ipo vinalines lai 2150 ty dong nho la bai nguon thu khac

Tuy nhiên, phương án này đã bị “treo” lại suốt gần 2 năm. Bất ngờ sau đó, Vinalines trình lên một phương án mới và phương án này đã đươc Thủ tướng chấp thuận hồi đầu tháng 1/2017.

Theo phương án này, Nhà nước sẽ nắm giữ 65% vốn điều lệ tại công ty mẹ - Vinalines. Đồng thời Vinalines lại được nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại các công ty cổ phần: Cảng Hải Phòng, Cảng Sài Gòn và Cảng Đà Nẵng.

Dự kiến hoạt động IPO Công ty mẹ Vinalines sẽ diễn ra trong tháng 12 năm 2017.

truoc them ipo vinalines lai 2150 ty dong nho la bai nguon thu khac Trước thềm IPO, Vinalines định hướng phát triển ra sao tới năm 2020?

Đến năm 2020, mục tiêu Vinalines có dưới 30 doanh nghiệp, đội tàu biển gồm 80 chiếc, 80 cầu bến, sở hữu khoảng 4,5 triệu ...

truoc them ipo vinalines lai 2150 ty dong nho la bai nguon thu khac Vinalines tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược ở Singapore chuẩn bị IPO

Ngày 26/4, tại Singapore, Vinalines tổ chức hội thảo với chủ đề “Chiến lược phát triển của Vinalines” nhằm tìm kiếm hợp tác đầu tư ...

Ka Linh