|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Trung Quốc 'trải thảm đỏ' giữ chân loạt doanh nghiệp nước ngoài

10:10 | 19/07/2019
Chia sẻ
Trung Quốc đang chạy đua để giữ chân các doanh nghiệp nước ngoài bằng cách "treo lủng lẳng" nhiều lợi ích đặc biệt để cho thấy lợi thế của việc ở lại vượt trội hơn mức thuế quan nặng nề mà Mỹ áp dụng với hàng hóa nước này.
1

Ảnh: Nikkei Asian Review

Sau hơn một năm cuộc chiến thương mại với Washington bùng nổ, hơn 50 công ty toàn cầu, trong đó có Apple và Nintendo, đã công bố hoặc đang xem xét kế hoạch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, theo nghiên cứu của Nikkei Asian Review.

Và không chỉ các công ty nước ngoài, nhà sản xuất Trung Quốc cùng Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan cũng đang tính đến việc rời bỏ Trung Quốc, trong đó phải kể đến nhiều hãng sản xuất máy tính cá nhân, điện thoại thông minh và thiết bị điện tử khác.

"Chúng tôi cần các biện pháp bền vững để né tránh rủi ro của thuế quan và đủ điều kiện để Chính phủ Mỹ cho phép xuất khẩu linh kiện và phần mềm", ông Kiyofumi Kakudo, CEO của hãng sản xuất máy tính cá nhân Dynabook, nhận định.

Dynabook (công ty con của Sharp) đang cân nhắc kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất máy tính cá nhân phục vụ cho thị trường Mỹ sang một nhà máy mới đang được xây dựng tại Việt Nam. Dòng máy tính xách tay này chiếm khoảng 10% sản lượng máy tính cá nhân của hãng.

Apple đã kêu gọi các nhà cung ứng lớn cân nhắc việc chuyển 15 - 30% hoạt động sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc. Vào hôm 17/7, Nikkei Asian Review đưa tin rằng Apple sắp sản xuất thử nghiệm tai nghe không dây AirPod tại Việ Nam. Đây là tiền đề cho việc sản xuất hàng loạt.

Hai hãng sản xuất máy tính cá nhân của Mỹ, gồm HP và Dell, cũng đang cân nhắc chuyển tới 30% hoạt động sản xuất máy tính xách tay ở Trung Quốc sang Đông Nam Á và các nơi khác. Nintendo của Nhật Bản cũng sẽ chuyển một phần sản xuất máy chơi game Switch từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Các công ty muốn chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Nguồn: Nikkei tổng hợp.

Công ty

Điểm đến

Mặt hàng bị ảnh hưởng

Pegatron (Đài Loan)

Ấn Độ

Một số thiết bị viễn thông (cũng có thể chuyển đến Việt Nam)

Sketcher USD (Mỹ)

Giày (có thể chuyển đến Việt Nam)

Apple (Mỹ)

Mẫu iPhone mới nhất

Iris Oyama (Nhật Bản)

Hàn Quốc

Quạt

Komatsu (Nhật Bản)

Nhật Bản

Phụ thùng máy móc xây dựng (có thể chuyển đến Thái Lan và Mỹ)

Toshiba Machine (Nhật Bản)

Máy ép phun nhựa đúc

Keihin (Nhật Bản)

Linh kiện ô tô

Sumitomo Heavy Industries (Nhật Bản)

Linh kiện robot

G-Tek (Nhật Bản)

Linh kiện ô tô

Mitsubishi Electric (Nhật Bản)

Laser

Casio Computer (Nhật Bản)

Thái Lan

Đồng hồ đeo tay

Ricoh (Nhật Bản)

Máy in

Sailun Tire (Trung Quốc)

Lốp xe

Citizen Watch (Nhật Bản)

Đồng hồ đeo tay

Asus Tek (Đài Loan)

Đài Loan

Máy tính cá nhân

Compal Electronics (Đài Loan)

Router và các thiết bị viễn thông khác

Hewlett-Packard (Mỹ)

Máy tính cá nhân (có thể chuyển đến Việt Nam hoặc Philippines)

Dell (Mỹ)

Máy tính cá nhân (có thể chuyển đến Việt Nam hoặc Philippines)

Mitsuba (Nhật Bản)

Mỹ

Linh kiện ô tô (đã chuyển đến Việt Nam)

Asics (Nhật Bản)

Việt Nam

Giày chạy bộ

Kyocera (Nhật Bản)

Máy in

Sharp (Nhật Bản)

Máy tính cá nhân

Nintendo (Nhật Bản)

Máy chơi game

TCL (Trung Quốc)

TV

Brooks Sports (Mỹ)

Giày chạy bộ

GoerTek (Trung Quốc)

Tai nghe không dây của Apple

Nidec (Nhật Bản)

Mexico

Linh kiện ô tô, thiết bị gia dụng

Panasonic (Nhật Bản)

Stereo, thiết bị trên xe tô tô khác (có thể chuyển đến Thái Lan)

Funai Electric (Nhật Bản)

TV màn hình phẳng

GoPro (Mỹ)

Máy quay phim cỡ nhỏ

Nhiều người lo ngại rằng các động thái này có thể gây áp lực đến việc làm và tiêu dùng của Trung Quốc. Để giảm thiểu thiệt hại, Bắc Kinh đang "trải thảm đỏ" cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Tesla hiện là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc. Công ty đang chuyển thiết bị vào nhà máy mới ở ngoại ô Thượng Hải. Nhà máy này được khởi công chỉ nửa năm trước. Đồng thời, Tesla đang thuê công nhân quản lí dây chuyển, bắt đầu từ tháng sau.

Nhà sản xuất xe ô tô điện của Mỹ được cho là đã mua đất với một mức chiết khấu từ chính quyền địa phương và có khả năng nhận được các khoản vay với lãi suất thấp.

Hồi tháng 5, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã quyết định thành lập một đội ngũ để lãnh đạo các biện pháp và kế hoạch việc làm nhằm tăng cường chương trình đào tạo nghề thông qua sử dụng nguồn vốn dư thừa từ chương trình bảo hiểm nhà nước.

Trung Quốc đang dần mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài kể từ năm 2018, khi căng thẳng thương mại với Mỹ ngày càng leo thang.

Trong nửa đầu năm 2019, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng 3,5% so với cùng kì năm ngoái lên khoảng 70,7 tỉ USD, theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tuyên bố vào cuối tháng 6 rằng họ sẽ giảm bớt các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong 7 lĩnh vực, gồm cả dầu mỏ và khí đốt. Trung Quốc cũng đang nỗ lực mở cửa khu vực tài chính.

Tranh chấp thương mại đã bắt đầu thể hiện trong dòng chảy hàng hóa và vốn. Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 12% so với cùng kì năm ngoái về giá trị, trong khi sản phẩm từ Ấn Độ, Việt Nam và Đài Loan ghi nhận mức tăng hai con số.

Nhiều nhà sản xuất sẽ buộc phải thiết lập chuỗi cung ứng kép: một cho Trung Quốc (để phục vụ thị trường nội địa của nước này) và một ở các thị trường khác (để sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường Mỹ).

Tuy nhiên, kế hoạch lập chuỗi cung ứng kép đang làm gia tăng chi phí và suy yếu lợi nhuận của các công ty trên.

Phần lớn sự dịch chuyển là đến khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam - nơi đang trở thành nhà của nhiều hãng sản xuất thiết bị điện và điện tử.

Samsung Electronics của Hàn Quốc là một cái tên trong số này. Hiện tại, hãng đang sản xuất điện thoại thông minh ở Việt Nam.

Kyocera của Nhật bản đang xem xét chuyển hoạt động sản xuất máy in sang Việt Nam. Hãng thiết bị điện tử TCL của Trung Quốc sẽ thành lập một nhà máy sản xuất TV ở Việt Nam.

Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng đang chuyển hoạt động về quê nhà để tận dụng mạng lưới cung ứng hiện có nhằm mục đích xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn và phát triển.

Yên Khê