|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc thông qua luật An ninh Lương thực mới 'có tầm quan trọng sống còn'

09:34 | 30/12/2023
Chia sẻ
Chính thức có hiệu lực vào ngày 1/6/2024, đạo luật trên nhấn mạnh Trung Quốc cần “đảm bảo an ninh tuyệt đối đối với lương thực thiết yếu và khả năng tự cung cấp cơ bản về ngũ cốc.”

Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc ngày 29/12 đã thông qua Luật An ninh Lương thực, nhằm đảm bảo nguồn cung ngũ cốc và các sản phẩm liên quan.

Theo Tân Hoa xã, đối với một quốc gia có hơn 1,4 tỷ dân, trong khi chỉ chiếm 9% đất canh tác trên thế giới, việc Trung Quốc ban hành đạo luật nói trên được coi là có tầm quan trọng sống còn.

Chính thức có hiệu lực vào ngày 1/6/2024, đạo luật trên nhấn mạnh Trung Quốc cần “đảm bảo an ninh tuyệt đối đối với lương thực thiết yếu và khả năng tự cung cấp cơ bản về ngũ cốc.”

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ đất trồng trọt, luật cũng quy định việc xác định và duy trì các "giới hạn đỏ" để bảo vệ đất nông nghiệp, đất trồng trọt cơ bản và hệ sinh thái lâu dài, cũng như phát triển đô thị.

Về sản xuất ngũ cốc, luật nhấn mạnh việc thành lập ngân hàng nguồn gene nông nghiệp quốc gia và cải thiện hệ thống quốc gia về trồng các giống cây ưu việt.

Luật cũng kêu gọi thúc đẩy công nghệ cơ giới hóa và xây dựng năng lực phòng ngừa, giảm nhẹ và cứu trợ thiên tai trong sản xuất ngũ cốc. Ngoài ra, chính phủ sẽ phải đưa ra các biện pháp nhằm tăng thu nhập cho người nông dân.

Đạo luật mới này cũng đặt ra các yêu cầu nhằm giảm lãng phí thực phẩm trong các quá trình khác nhau, từ sản xuất đến tiêu thụ ngũ cốc.

Trung Quốc đã ghi nhận sản lượng thu hoạch ngũ cốc trên 650 triệu tấn trong 9 năm liên tiếp, với tỷ lệ tự cung cấp lương thực thiết yếu trên 100% và tỷ lệ tự cung cấp ngũ cốc trên 95%.

Luật An ninh Lương thực mới nói trên, cùng với các luật hiện hành về quản lý đất đai, hạt giống, bảo tồn đất đen, chất thải thực phẩm và các luật khác, được kỳ vọng sẽ giúp củng cố nền tảng an ninh lương thực trong nước.

Thanh Phương

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).