|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc thiếu kho đông lạnh vì tăng cường dự trữ thịt heo nhập khẩu

11:15 | 19/06/2019
Chia sẻ
Việc nhậpkhẩu nhiều thịt heo nhất có thể để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung từ tác động của dịch tả heo châu Phi (ASF) đã khiến Trung Quốc gặp phải một vấn đề lớn là diện tích kho chứa đông lạnh tại các cảng lớn sắp hết.

Các nhà nhập khẩu đã dự trữ một lượng lớn thịt, chủ yếu là thịt heo và thịt bò, và kho lạnh tại các cảng gồm cả Thiên Tân, Thanh Hải và Đại Liên đang sắp đầy, theo bà Wang Zhen, một quan chức tại Tiểu ban Hậu cần Chuỗi cung ứng lạnh, một tổ chức công nghiệp của Trung Quốc. 

Thịt có thể được lưu tại các cảng cho tới cuối năm khi bước vào đợt cao điểm của mùa tiêu thụ tại quốc gia châu Á, bà Wang cho biết. Các chuyến tàu mới có kích thước khá lớn sẽ phải đợi cho tới khi người mua tìm được kho chứa. 

"Các nhà nhập khẩu đang cố chuyển số thịt này lên đất liền để lưu trữ, nhưng việc này trở nên tốn kém hơn vì họ định lưu trữ số thịt này trong nhiều tháng cho tới Trung Thu hoặc Tết Nguyên đán", bà Wang nói. 

Nhiều cơ sở lưu trữ trên đất liền hiện tại chỉ cho tạm thời sử dụng, và chi phí cao hơn những kho chứa tại cảng. 

Untitled

Nhu cầu nhập khẩu thịt của Trung Quốc lên cao kỉ lục vì dịch ASF. Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc/Bloomberg.

Việc thiếu kho chứa có thể hạn chế cơ hội cho các nhà sản xuất thịt toàn cầu, những người đang cố gắng để đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Anh, Đức, Nga và Ấn Độ chỉ là một số quốc gia đang tìm cách để bán thêm thịt cho Trung Quốc, trong khi xuất khẩu từ nhà khổng lồ gia cầm Brazil tăng vọt trong năm nay. 

Trung Quốc đã mua một lượng thịt lớn chưa từng có trong tháng 4 vì dịch ASF dẫn tới sự thiệt hại hàng triệu con heo tại thị trường thịt heo lớn nhất thế giới. 

Đại diện công ty Tianjin Zhongyu Real Estate, nhà điều hành cơ sở lưu trữ lớn nhất tại khu vực Thiên Tân, cho biết chỗ trống trong các kho tại một số cảng lớn đã gần được sử dụng hết. Chỉ tại Thiên Tân, khoảng 500.000 tấn thịt đang được cất trong kho chứa lạnh. 

Các con tàu nối đuôi nhau tại cảng

Những con tàu lớn chở thịt tới Trung Quốc có thể cần chờ đợi để tìm chỗ neo cho tới khi giá thịt trong nước tăng cao hơn, hoặc cho tới tháng 9 hoặc tháng 10, thời điểm một lượng thịt tồn kho có thể được bán, ông Cao Guoliang, giám đốc điều hành tại Zhongyu, cho hay. 

"Hầu hết nhà nhập khẩu thu mua thịt trong tháng 3 và tháng 4, và có thể họ sẽ đẩy lô hàng đó khi nhận thấy lợi nhuận đạt khoảng 3 - 5%", ông Cao nói. Mức giá hiện tại không mang lại lợi nhuận để kích thích họ bán hàng. 

Giá thịt thăn giao tương lai trên sàn giao dịch Chicago đã tăng mạnh lên mức cao nhất trong 5 năm vào tháng 4, nhưng đã giảm 14% kể từ đó. 

Tại khu vực Thành Đô, Trung Quốc, giá thịt heo giao ngay ghi nhận ở mức 16,2 nhân dân tệ/kg vào thứ Ba (18/6), giảm từ mức 21,2 nhân dân tệ/kg hồi thàng 12/2018.

Trong tháng 5, xuất khẩu thịt heo Brazil sang Trung Quốc bật tăng 51% so với cùng kì năm ngoái, trong khi xuất khẩu thịt gà tăng 49%, theo Bloomberg. Trung Quốc cũng gỡ lệnh cấm tạm thời đối với thịt bò Brazil, vốn được áp dụng sau khi một trường hợp bò điên được báo cáo tại quốc gia Mỹ Latinh. 

Giá thịt heo tại Trung Quốc có thể tăng lên cao kỉ lục trong nửa sau của năm nay khi người chăn nuôi còn ngần ngại trong việc tái đàn vì lo ngại sự bùng phát và lây lan trở lại của virus ASF. 

Lyly Cao

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.