Trung Quốc thặng dư thương mại khổng lồ, giúp đồng nhân dân tệ mạnh lên rõ rệt
Thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc - thước đo lưu lượng hàng hóa, dịch vụ bao quát nhất – lên đến 224,2 tỷ USD năm ngoái, mức cao nhất kể từ 2013. Thặng dư tài khoản vốn đạt 83,2 tỷ USD, mức cao nhất kể từ khi thống kê bắt đầu năm 2010, theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc.
Ông Stephen Chiu, trưởng chuyên gia ngoại hối châu Á tại Bloomberg Intelligence cho biết những con số trên phản ánh thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc trong đại dịch và dòng tiền lớn đổ vào trái phiếu nhân dân tệ.
Ông kỳ vọng thặng dư tiếp tục duy trì ở mức cao trong 2022, tuy dòng tiền vào trái phiếu đại lục có thể chậm lại khi chênh lệch lợi suất giữa Mỹ và Trung Quốc thu hẹp vì Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.
Thặng dư tăng cao giúp đồng nhân dân tệ đi lên 2,7% so với đồng USD vào năm ngoái, nối dài đà tăng 6,7% trong 2020. Đồng nhân dân tệ hải ngoại đang hướng tới mức 6,33 đổi 1 USD, mức xuất hiện lần cuối vào tháng 12 năm ngoái khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tăng tỷ lệ dự trữ với tiền gửi ngoại tệ để cản đà tiến.
Thặng dư thương mại lập kỷ lục 676 tỷ USD vào năm ngoái, nhờ nhu cầu lớn của thế giới đối với hàng hóa Trung Quốc. Đồng thời, sự sụt giảm của các chuyến đi ra nước ngoài đã hạn chế thâm hụt trong thương mại dịch vụ.
Chuyên gia Chiu nhận định: "Trong 2022, tổng các khoản thanh toán ngoại hối rất có thể sẽ tương tự như năm ngoái, đặc biệt là thặng dư tài khoản vãng lai lớn tiếp tục được duy trì. Tuy tăng trưởng kinh tế toàn cầu theo chu kỳ có thể chậm lại, xuất khẩu của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn cầu do đại dịch tiếp diễn".
Nhà đầu tư quốc tế nắm giữ thêm 575,6 tỷ nhân dân tệ (90,9 tỷ USD) trái phiếu chính phủ Trung Quốc trong 2021, tốc độ nhanh nhất được ghi chép khi so với những năm trước, theo dữ liệu từ Chinabond.
Các khoản thanh toán ngoại tệ trong mục đầu tư chứng khoán của tài khoản vốn - phản ánh nhà đầu tư mua trái phiếu và cổ phiếu đại lục - tăng vọt lên 23 tỷ USD vào tháng 12/20221, mức cao nhất kể từ 2010.
Ông Ken Chung, trưởng chuyên gia ngoại hối châu Á tại Mizuho Bank giải thích rằng vốn ngoại bị hấp dẫn trước tỷ suất lợi nhuận của tài sản nhân dân tệ và sự ổn định của tỷ giá nước này.
Tuy nhiên, cách biệt lợi suất trái phiếu Mỹ-Trung bị thu hẹp sẽ khiến dòng tiền chảy vào thị trường trái phiếu Trung Quốc chậm lại. Đầu tư trực tiếp vào Trung Quóc trong năm tới có thể giảm bớt do nhiều yếu tố như luật lệ quản lý, quan hệ Mỹ-Trung và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/