Trung Quốc mong muốn thúc đẩy kinh tế trì trệ bằng đồng bitcoin?
Bitcoin và các loại tiền điện tử đã có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Trung Quốc trong vài năm qua. Do đó, không có số liệu thống kê cụ thể về khối lượng giao dịch tiền điện tử tại quốc gia này từ khi chính phủ Trung Quốc chính thức cấm trao đổi bitcoin vào năm 2017.
Giá bitcoin đã tăng mạnh trong năm nay sau một năm 2018 ảm đạm, đạt gấp đôi giá trị kể từ tháng 1 và rút khỏi thị trường đang tìm mọi cách gây sức ép lên ngành công nghiệp bitcoin và tiền điện tử.
Tuy nhiên, mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) - ngân hàng lớn thứ tư thế giới, đã đăng một bản tin infographic về pro-bitcoin trên trang web chính thức, giải thích lịch sử và cách thức hoạt động của đồng Bitcoin.
Động thái này diễn ra ngay sau khi bitcoin được tòa án Trung Quốc công nhận là hợp pháp và các đồng tiền điện tử nên được coi là tài sản kĩ thuật số.
Nguồn: Forbes
Theo các nghiên cứu gần đây, cộng đồng đầu tư bitcoin và tiền điện tử đã rất hoan nghênh những thay đổi mới của chính phủ Trung Quốc - nơi vẫn chiếm tới 60% tổng lượng Bitcoin hiện hành và có mức độ khối lượng giao dịch đáng kể bất chấp lệnh cấm trước đó.
Lệnh cấm bitcoin của Trung Quốc vào năm 2017 quy định mọi công dân trong nước có thể sở hữu tiền điện tử nhưng không được phép sử dụng để giao dịch trên các sàn thu đổi tiền tệ hay qui ra tiền mặt truyền thống.
"Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã đăng một bài viết về bitcoin", Samson Mow, giám đốc chiến lược Bitcoin và công nghệ blockchain Blockstream, cho biết qua Twitter, cùng với ảnh chụp màn hình của infographic.
Những người dùng Twitter tại Trung Quốc khác nhận xét rằng bảng infographic thể hiện tinh thần "ủng hộ Bitcoin".
Nếu Trung Quốc, một quốc gia có khoảng 1,4 tỉ người, quyết định mở cửa cho bitcoin và tiền điện tử, đây sẽ là bước tiến quan trọng trong quá trình hợp thức hóa bitcoin vào hệ thống tài chính hiện tại.
Trong khi đó, Tòa án Công nghệ cao tỉnh Hàng Châu, Trung Quốc hồi đầu tháng này đã kết luận Bitcoin là một loại hàng hóa vì nó mang giá trị, khan hiếm và có thể được sử dụng như phương tiện chuyển đổi giá trị dù bitcoin "chưa có tính hợp pháp của tiền tệ chính thức".
Các báo cáo gần đây cũng cho rằng PBoC đang nỗ lực tạo ra một loại tiền điện tử chính thức. Các chuyên gia cho rằng đây là động thái nhằm phản ứng với dự án tiền điện tử khổng lồ của Facebook vốn được hi vọng sẽ hoạt động như một loại tiền tệ toàn cầu và thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho phía phát hành.
Ngược lại, một số người lập luận rằng việc phát hành các loại tiền kĩ thuật số của ngân hàng trung ương sẽ chỉ khiến nhu cầu bitcoin và tiền điện tử phi tập trung mạnh mẽ hơn.
Hiện nay, nhu cầu bitcoin và tiền điện tử trong khu vực doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc cũng đang tăng lên. Người đứng đầu tập đoàn viễn thông Huawei lớn nhất Trung Quốc, Ren Zhengfei, trong tháng này đã kêu gọi chính phủ phát hành đồng tiền điện tử mới để cạnh tranh với đồng Libra của Facebook.
Trong khi đó, tương lai của Facebook và đồng Libra có vẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi đại diện của ông lớn mạng xã hội đã có buổi điều trần không mấy tốt đẹp trước quốc hội Mỹ về thời điểm tung ra đồng tiền mới và các yếu tố bảo mật liên quan.
Tại khu vực châu Á, Nhật Bản đến nay vẫn là quốc gia đứng đầu về hợp pháp hóa tiền điện tử với nhiều sàn giao dịch quốc tế và các chính sách thân thiện với giới đầu tư. Một sự thay đổi từ Trung Quốc có thể phân mảnh nguồn đầu tư đang được tập trung chủ yếu tại quốc gia này.