Trung Quốc hướng tới khai thác mực bền vững
Dự án cải thiện nghề cá và mực ống tại tại Đông Hải và Hoàng Hải (gọi tắt là FIP) đặt mục tiêu cải thiện khả năng tổ chức, khai thác mực, bằng cách đào tạo các phương pháp đánh bắt lưới đa dạng hơn cho ngư dân khai thác lớn thuộc vùng biển phía đông Trung Quốc, nơi cung cấp nguồn cá mực mỗi năm lên đến 30.000 tấn
FIP nhắm đến giải quyết nhiều vấn đề trong quy trình quản lý nghề cá - mực tại Trung Quốc. Trong đó, trọng tâm là giải quyết các yếu kém về chiến lược khai thác và kiểm soát khai thác.
Hiện ngoài lệnh cấm đánh bắt vào mùa hè, chưa thực sự có chính sách kiểm soát nào khác được áp dụng. Ngoài ra, nhu cầu truy xuất nguồn gốc đánh bắt cũng là một vấn đề nhức nhối hiện nay.
Dự án 5 năm FIP dự kiến thiết lập các chính sách giám sát khai thác trái phép, áp dụng các phương pháp khoa học để đánh giá nguồn mực dự trữ.
Bên cạnh đó, FIP cũng ban hành các bộ luật khai thác mực ống Nhật Bản dựa trên chu kỳ vòng đời một năm, cũng như xây dựng hệ thống truy tìm nguồn gốc để xác minh và theo dõi khu vực đánh bắt.
Các thành viên trực thuộc dự án gồm các tập đoàn khai thác thủy sản quốc tế, cung cấp nguồn mực cho thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả thị trường tiêu thụ nội địa khổng lồ của Trung Quốc.
Mặc dù có dự án được khởi xướng bởi Ocean Outcomes, Sea Farms và PanaPesco. FIP cũng nhận được sự ủng hộ từ Quirch Foods, Seachill, Tesco, Marks & Spencer và cả Liên minh Chế biến & Tiếp thị thủy sản (CAPPMA), cũng như nhiều thành viên lớn trong ngành.
“Khoảng 1/3 đến một nửa lượng mực trên thị trường cung ứng thủy sản Trung Quốc được đánh bắt, thông thương, xử lý hoặc tiêu dùng”, theo phát biểu từ ông He Cui, Chủ tịch CAPPMA.
“Dựa trên tinh thần và những cam kết xây dựng ngành thủy sản bền vững của CAPPMA với thị trường nội địa lẫn quốc tế. Chúng tôi mong muốn đảm bảo một nguồn cung mực chất lượng và bền vững trong tương lai, dự án FIP sẽ là đầu tàu giúp chúng tôi đạt được mục tiêu này”, He Cui nói.
Xem thêm |