|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc đã ngừng toàn bộ nhập khẩu đậu nành từ Mỹ?

13:28 | 03/05/2018
Chia sẻ
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong hai tuần kết thúc vào ngày 19/4, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã hủy hợp đồng mua 62.690 tấn đậu nành Mỹ cho năm mùa vụ kết thúc vào ngày 31/8.
trung quoc da ngung toan bo nhap khau dau nanh tu my Trung Quốc 'thiệt đơn, thiệt kép' nếu đánh thuế đậu nành của Mỹ
trung quoc da ngung toan bo nhap khau dau nanh tu my Thuế quan của Trung Quốc đe dọa tới 65% doanh số bán đậu nành của Mỹ
trung quoc da ngung toan bo nhap khau dau nanh tu my Nông dân Mỹ khốn đốn sau khi Trung Quốc áp thuế nhập khẩu với đậu nành, cao lương
trung quoc da ngung toan bo nhap khau dau nanh tu my
Công nhân vận chuyển đậu nành nhập khẩu tại một cảng ở Nam Thông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Công ty chế biến hạt có dầu lớn nhất thế giới vừa xác nhận, Trung Quốc về cơ bản đã ngừng mua nguyên liệu từ Mỹ trong bối cảnh có thể nổ ra một cuộc chiến tranh thương mại. Đây được xem là một trong những lo ngại lớn nhất của thị trường đậu nành.

"Bất cứ thứ gì họ mua đều không phải của Mỹ. Họ đang mua đậu từ Canada, Brazil, chủ yếu là Brazil, nhưng rất rụt rè trong việc mua bất cứ thứ gì từ Mỹ", Giám đốc điều hành của công ty Bunge, ông Soren Schroder cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm 2/5.

Tháng trước, trong một động thái đã khiến nhiều người trong ngành nông nghiệp Mỹ bất ngờ, Trung Quốc đã công bố mức thuế dự kiến đối với đậu nành nhập khẩu từ Mỹ. Trong khi thi thị trường chờ đợi biện pháp có hiệu lực, các nhà giao dịch và xuất - nhập khẩu hy vọng mối quan hệ giữa các quốc gia có thể hạ nhiệt trong thời gian chờ đợi và dòng chảy thương mại sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, theo Bunge, điều này có vẻ khó thành sự thật, ít nhất là tại thời điểm hiện tại.

Ông Schroder nhận định, rõ ràng rằng căng thẳng thương mại đã khiến Trung Quốc ngừng mua nguyên liệu từ Mỹ.

“Chuyện này sẽ kéo dài trong bao lâu? Chưa ai biết được nhưng chỉ cần không chắc chắn lớn vẫn bao phủ, điều đó có khả năng vẫn tiếp tục”, ông Schroder nói.

trung quoc da ngung toan bo nhap khau dau nanh tu my

Biến động giá hóa nông sản đã gia tăng trong những tuần gần đây khi sự đe dọa giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn. Các sản phẩm nông nghiệp khác nằm trong danh sách tranh chấp gồm cả ngô, thịt heo và cao lương (lúa miến). Đậu nành là cây trồng có diện tích lớn thứ hai của Mỹ và giá cả phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc, nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới.

Trong hai tuần kết thúc vào ngày 19/4, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã hủy hợp đồng mua 62.690 tấn đậu nành Mỹ cho năm mùa vụ kết thúc vào ngày 31/8, dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy.

Tại thời điểm này trong năm, các nước Nam Mỹ thường đã hoàn thành vụ thu hoạchvà trở thành nhà xuất khẩu chủ chốt trong vài tháng. Brazil là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu toàn cầu và dự kiến ​​sẽ tăng lên mức kỷ lục trong mùa vụ 2017 - 2018 khi bán ra 73,1 triệu tấn ở thị trường nước ngoài so với mức 56,2 triệu tấn của Mỹ, theo ước tính của USDA.

Ông Schroder cho biết, Bunge vẫn có thể đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc bằng cách lấp đầy các lô hàng với nguồn cung đến từ bên ngoài nước Mỹ. Hay như White Plains, một công ty có trụ sở tại New York có sự hiện diện lớn ở Nam Mỹ.

“Tôi có thể nói rằng chúng ta thích giao dịch tự do hơn và không có sự gián đoạn nào xảy ra vì điều đó không tốt cho bất cứ ai. Chúng tôi, với dấu ấn quan trọng trên thị trường, đang có vị thế tốt để giải quyết tình hình", ông Schroder nói.

Lyly Cao

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).