|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc có thể thiếu thép khi mùa cao điểm xây dựng đang đến gần?

08:50 | 22/04/2022
Chia sẻ
Hiện tại, việc phong toả vẫn đang diễn ra ở các thành phố, trong đó bao gồm cả ở một số khu vực sản xuất thép. Điều này có nghĩa là sản lượng thép trong tháng 4 và trong quý II nói chung có thể thấp hơn so với mọi năm; trong khi thời gian xây dựng cao điểm mùa hè sắp bắt đầu.

Theo Reuters, hai vấn đề lớn nhất tại Trung Quốc hiện nay là mục tiêu của chính phủ một lần nữa hạn chế sản lượng thép trong năm nay xuống mức thấp hơn năm 2021, đồng thời đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm để đạt mục tiêu 5,5% hàng năm.

Thoạt nhìn, lời kêu gọi của chính phủ Trung Quốc về việc giảm sản lượng thép thô vào năm 2022 có vẻ khiến nhu cầu quặng sắt giảm, nhưng có thể giá thép sẽ tăng, đặc biệt nếu thiếu hụt nguồn cung trong nửa cuối năm nay.

Trong một cuộc họp báo hồi đầu tuần này phát ngôn viên Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia  Meng Wei cho biết cơ quan này sẽ đảm bảo tiêu thụ năng lượng và kiểm soát môi trường đáp ứng các yêu cầu.

Bà Meng cho biết: “Mục tiêu là đảm bảo sản lượng thép thô quốc gia sẽ giảm trong năm 2022”. Đồng thời, bà cũng cho biết thêm một số khu vực chính thuộc diện giảm mạnh sản lượng bao gồm Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc và đồng bằng sông Dương Tử.

Sản lượng thép trong tháng 3 là 88,3 triệu tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản lượng quý I là 243,4 triệu tấn, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hai tháng đầu năm chứng kiến ​​sản lượng thép giảm do các biện pháp hạn chế ô nhiễm được áp dụng trước và trong Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, trong khi việc phong toả nhiều thành phố lớn nhằm kiểm soát dịch dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến sản lượng vào tháng 3.

Hiện tại, việc phong toả vẫn đang diễn ra ở các thành phố, trong đó bao gồm cả ở một số khu vực sản xuất thép. Điều này có nghĩa là sản lượng trong tháng này và trong quý II nói chung có thể thấp hơn so với mọi năm; trong khi thời gian xây dựng cao điểm mùa hè sắp bắt đầu.

Do đó, một số người tỏ ra lo ngại về khả năng đáp ứng nhu cầu thép trong những tháng cao điểm xây dựng. Các nhà máy sẽ buộc phải nâng công suất để cung ứng đủ lượng hàng cho các công trình.

GDP của Trung Quốc quý I tăng trưởng 4,8%, cao hơn một chút so kỳ vọng của thị trường nhưng thấp hơn so với mục tiêu chính phủ đặt ra do các chính sách phong toả nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19.

Nhìn chung, có vẻ như triển vọng về quặng sắt đang phụ thuộc vào mức độ thành công của Trung Quốc với chiến lược loại bỏ COVID-19, và nếu vậy thì nước này sẽ chi bao nhiêu để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Giá quặng sắt giao ngay tới miền bắc Trung Quốc ở mức 149,80 USD / tấn vào hôm thứ Ba. Mặc dù đã hạ nhiệt sau khi đạt đỉnh vào hôm 8/3 (160,3 USD / tấn) nhưng mức giá này vẫn cao hơn tới 72% so với những tháng cuối năm 2021.

Giá quặng sắt tăng mạnh bởi các vấn đề về nguồn cung eo hẹp do thời tiết ở Brazil, quốc gia xuất khẩu số hai thế giới, không được thuận lợi, cản trở quá trình khai thác, vận chuyển. Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine cũng khiến nguồn cung quặng sắt của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng.

Tồn kho quặng sắt của Trung Quốc giảm xuống còn 152,9 triệu tấn trong tuần tính đến ngày 15/4, từ mức cao gần đây là 160,95 triệu trong tuần tính đến ngày 18/2.

Tồn kho thép thanh vằn là 8,95 triệu tấn trong tuần tính đến ngày 15/4, giảm so với mức cao nhất gần đây là 9,22 triệu trong tuần tính đến ngày 4/3.

Tuy nhiên, kho dự trữ thép cây đang ở mức thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm trong hai năm trước đó.

Điều này cho thấy các nhà máy thép có khả năng phải tăng sản lượng trong những tuần tới.

Vấn đề chính đối với thị trường thép và quặng sắt là thời gian. Giới chuyên gia mong đợi một sự thúc đẩy mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng và chi tiêu xây dựng để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng GDP. câu hỏi đặt ra là khi nào điều này sẽ bắt đầu?

H.Mĩ

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.