Trung Quốc có thể bù đắp lượng nhôm thiếu hụt sau khi Mỹ trừng phạt nhà sản xuất lớn nhất của Nga?
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thuế quan sẽ cản trở dòng chảy hàng hóa đến Mỹ, vì vậy người tiêu dùng nhôm tại quốc gia này sẽ cần phải tìm các giải pháp khác.
Giá nhôm quốc tế, đã tăng hơn 10% kể từ khi các lệnh trừng phạt được công bố, sẽ cần tăng thêm nữa để thu hút hàng xuất khẩu từ Trung Quốc. Kim loại của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hiện đang phải đối mặt với nhiều mức thuế quan.
"Trung Quốc là quốc gia duy nhất có vật liệu dư thừa, vì vậy đó là nơi chúng ta cần kích thích để nguồn cung dư thừa đó được xuất khẩu sang Mỹ", ông Robin Bhar, người đứng đầu phòng nghiên cứu về kim loại tại Societe Generale, London, nhận định.
Công ty Rusal chiếm khoảng 14% lượng nhôm sản xuất ngoài Trung Quốc. Các dòng chảy toàn cầu của nhôm, vốn đang dịch chuyển sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm, sẽ cần phải tiếp tục thay đổi để cung cấp 65 triệu tấn cho thị trường trong một năm.
Còn kim loại từ các nước được miễn chịu thuế như Canada và Australia vốn đã thâm nhập vào thị trường Mỹ, nơi các khoản phí bảo hiểm, chi phí để mua kim loại vật chất, đã tăng vọt. Ngoài ra, giới thương lái cho biết nguyên liệu từ Trung Đông và Ấn Độ sẽ dần thay thế nguồn cung từ Rusal.
Công nhân làm việc tại một nhà máy nhôm tại Tân Châu, Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS/Stringer. |
Giá nhôm sẽ giảm?
Một số chuyên gia phân tích và thương lái dự báo nguyên liệu từ Rusal sẽ chảy vào Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á, trong khi Trung Quốc sẽ xuất khẩu nguyên vật liệu nội địa để bù đắp cho sự thâm hụt tại Mỹ và một vài nơi khác.
Tuy nhiên, điều này tùy thuộc vào việc Rusal chấp nhận giá giảm khoảng 25% do giá nội địa thấp hơn, hậu cần và thuế của Trung Quốc.
"Nếu Rusal có thể chấp nhận chiết khấu thì chúng tôi ước tính sẽ có lượng hàng lớn đổ vào đó. Và Trung Quốc có thể tăng khối lượng xuất khẩu nhôm và nhôm gia công để giảm bớt tình trạng thiếu hụt trên thế giới", ông Oliver Nugent, chuyên gia phân tích của ING Bank ở Amsterdam, cho biết.
Những chuyên gia khác ngược lại, khá hoài nghi về việc Trung Quốc sẽ xuất khẩu một lượng lớn kim loại sang Mỹ.
Theo ông Wen Xianjun, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp kim loại màu của Mỹ, một lượng nhôm của Nga có thể sẽ được xuất sang Trung Quốc, nhưng không cho rằng các lệnh trừng phạt đối với Rusal có thể mở ra cơ hội mới để Trung Quốc xuất khẩu nhôm sang Mỹ.
"Mức thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nhôm từ Trung Quốc vào Mỹ là khá cao và sự pha trộn của sản phẩm khác nhau", ông nói, lưu ý rằng chính quyền Washington đã áp hai sắc thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm nhôm chính của Trung Quốc.
Ông Bhar nói thêm mức phí bảo hiểm của Mỹ sẽ phải tăng ít nhất 25% để thu hút kim loại từ Trung Quốc.
Một điểm đến khác cho nhôm của Rusal là Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia tiêu thụ nhôm lớn, trong khi một số kim loại của công ty có thể được nấu lại, và sau đó xem xét lại điểm đến, theo các nhà giao dịch.
Sự cạnh tranh tại châu Á
Một nguồn tin khác cho hay, trong trường hợp xấu nhất, hơn 2 triệu tấn kim loại của Rusal có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường do các biện pháp trừng phạt, hoặc chỉ bằng một nửa doanh thu hàng năm của Rusal.
Điều này dựa trên doanh số của Rusal tại Mỹ thông qua sàn giao dịch kim loại London và doanh số tại Glencore, có trụ sở tại Thụy Sĩ.
Glencore, công ty giao dịch kim loại của Rusal, lên kế hoạch tuyên bố bất khả kháng đối với một số nguồn cung nhôm, theo Reuters.
Tại châu Á, giới thương lái và các nhà sản xuất đã phải cạnh tranh để mua kim loại không phải của Rusal để cung cấp cho khách hàng kể từ khi các lệnh trừng phạt được công bố.
Phí bảo hiểm cho nhôm giao tại các kho lưu hải quan của Thượng Hải đã tăng 5 USD lên 130 USD, mức cao nhất trong 2,5 năm, trong khi phí bảo hiểm của Mỹ chạm đỉnh 3 năm ở 20,7 USD cent/pound.
Mặc dù nhôm tiêu chuẩn có thể đơn giản được đổi sang các thương hiệu hiệu khác, khách hàng sử dụng các sản phẩm chuyên dụng của Rusal, như hợp kim nhôm hoặc phôi thép sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/