|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

'Tre già măng mọc' - Điểm nhấn mùa Đại hội ngân hàng năm 2018

13:00 | 28/02/2018
Chia sẻ
Vẫn còn một số ngân hàng chưa có thông báo về phiên họp Đại hội đồng cổ đông năm 2018, nhưng nhìn vào bức tranh ngân hàng thời gian vừa qua, nhân sự cấp cao, niêm yết lên sàn và vấn đề "muôn thuở" cổ tức sẽ là những vấn đề nổi cộm trong mùa đại hội sắp tới. 
tre gia mang moc diem nhan mua dai hoi ngan hang nam 2018 Ngày 15/3, Vietcombank chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội thường niên 2018
tre gia mang moc diem nhan mua dai hoi ngan hang nam 2018 Techcombank trình kế hoạch lãi 10.000 tỷ đồng, bán hơn 158 triệu cp cho ngước ngoài

Mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2018 đang tới gần và với riêng ngành ngân hàng, câu chuyện về nhân sự cấp cao sẽ là điểm nóng.

Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi, bổ sung không cho phép kiêm nhiệm vị trí lãnh đạo ngân hàng và doanh nghiệp đã đi vào hiệu lực từ ngày 15/1/2018 cũng có thể tác động đến sự dịch chuyển của lãnh đạo các ngân hàng sau mùa Đại hội. Bên cạnh đó, làn sóng niêm yết hay chi trả cổ tức cho một năm ăn nên làm ra cũng sẽ là tâm điểm trong những ngày sắp tới.

Tre già măng mọc

BIDV và “chiếc ghế nóng” đang đi tìm chủ

Đã gần một năm rưỡi trôi qua và chiếc ghế Chủ tịch của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) vẫn chưa có ai ngồi vào. Nhiều khả năng, phiên Đại hội diễn ra vào ngày 24/4 là thời điểm để tìm ra người kế nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT sau khi ông Trần Bắc Hà rời đi.

tre gia mang moc diem nhan mua dai hoi ngan hang nam 2018
Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà đã nghỉ hưu.

Chủ tịch Trần Bắc Hà nghỉ hưu từ tháng 9/2016, sau đó, Thủ tướng đã phải cắt cử Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), ông Phạm Quang Tùng quay trở lại với BIDV. Trước khi sang nắm giữ vị trí Chủ tịch VDB, ông Tùng đã từng là Phó Tổng Giám đốc BIDV. Tuy nhiên, chức vụ mà ông Tùng gánh vác ở BIDV chưa được thông báo và vẫn còn bỏ ngỏ.

Từ tháng 9/2016 đến nay, ông Trần Anh Tuấn, Ủy viên HĐQT giữ chức vụ Quyền Chủ tịch HĐQT, và không bao lâu nữa ông Tuấn cũng đến lúc ông đến tuổi nghỉ hưu. Vì vậy, hẳn không ít mong ngóng cho ngày Đại hội của BIDV để ngân hàng tìm được người dẫn đường mới.

Tiếp bước dấu ấn của vị chủ tịch “nông dân” Nguyễn Đức Hưởng ở LienVietPostBank là ai?

Nóng cũng không thua kém BIDV chính là trường hợp của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank - Mã: LPB).

Đại hội Ngân hàng vào ngày 28/3, bầu HĐQT nhiệm kỳ 2018 -2023 gồm 8 thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên độc lập. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ bầu Ban Kiểm soát gồm ba thành viên, trong đó có ít nhất hai thành viên chuyên trách.

Chuyển động về nhân sự của LienVietPostBank được quan tâm nhất thời gian gần đây là tâm thư từ Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Hưởng gửi lại khi quyết định rời nhiệm sở để tập trung chữa trị cho sức khoẻ.

tre gia mang moc diem nhan mua dai hoi ngan hang nam 2018 Điểm dừng trọn vẹn của ông Nguyễn Đức Hưởng
tre gia mang moc diem nhan mua dai hoi ngan hang nam 2018
Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng. Ảnh: VnEconomy.

Suốt 10 năm gắn bó với LienVietPostBank và nửa năm giữ cương vị Chủ tịch LienVietPostBank, hình ảnh vị Chủ tịch này để lại là một người sếp “đi dép lội ao” xông xáo, một nhà đầu tư hết sức nhạy bén biết dừng biết đủ, một lãnh đạo đưa LienVietPostBank đứng vững và lớn mạnh hơn qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hay giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng.

Hiện tại, HĐQT của LienVietPostBank gồm có ông Phạm Doãn Sơn - Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc; 3 Phó Chủ tịch HĐQT: ông Nguyễn Đức Cử, Nguyễn Văn Huynh, Nguyễn Đình Thắng; hai thành viên HĐQT: ông Lê Hồng Phong, bà Chu Thị Lan Hương và ông Huỳnh Ngọc Huy là thành viên HĐQT độc lập.

Bên cạnh đó, chuyển động nhân sự ở các vị trí lãnh đạo cũng đã được các ngân hàng khác thông báo như SHB, Vietcombank hay MBBank. Đại hội diễn ra vào cuối tháng 3 của Ngân hàng TMCP Quân Đôi (MBBank) cũng sẽ chọn ra gương mặt cho thành viên Ban kiểm soát.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức Đại hội vào ngày 23/4 cũng sẽ bầu thêm thành viên HĐQT khi ông Trần Ngọc Linh, thành viên HĐQT vừa từ chức để tập trung chữa bệnh. Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) hay ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng đã thông báo tìm thành viên bổ sung cho HĐQT mặc dù chưa công bố ngày cụ thể về phiên Đại hội.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức phiên họp vào ngày 27/4 và sẽ thông qua các nội dung liên quan đến việc bầu thành viên HĐQT và thành viên Ban Kiểm soát cho nhiệm kỳ 2018 – 2023 và mức thù lao cho các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát năm 2018.

Đại hội thường niên năm 2017 của Vietcombank thông qua mức thù lao đối với HĐQT và BKS của là 0,35% lợi nhuận sau thuế. Còn đối với BIDV, Đại hội quyết định chi 0,44% lãi sau thuế; LienVietPostBank chi 40 tỷ đồng thù lao cho 8 thành viên HĐQT.

Với một năm hoàng kim của giới ngân hàng trong năm vừa qua, các con số tiết lộ mức thù lao của lãnh đạo cấp cao hứa hẹn cũng là chủ đề sôi nổi.

Rầm rộ những kế hoạch niêm yết

Đại hội cổ đông của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đang gần kề. Phiên họp diễn ra vào ngày 3/3 sắp tới sẽ thông qua về kế hoạch triển khai niêm yết cổ phần trên Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Bên cạnh đó, đại hội sẽ bàn về việc kế hoạch bán hơn 172 triệu cổ phiếu quỹ theo chương trình ESOP và bán cho nhà đầu tư trong và nước ngoài.

tre gia mang moc diem nhan mua dai hoi ngan hang nam 2018

Một cái tên khác được không ít nhà đầu tư chờ đợi chính là Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Từ cuối tháng 12/2017, ngân hàng đã nộp hồ sơ lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Với vốn điều lệ 5.842 tỷ đồng và 299,2 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức, TPBank đăng ký niêm yết 555 triệu cổ phiếu. Mặc dù chưa có thông tin cụ thể về về thời gian, nhưng đây hẳn sẽ là vấn đề nóng của ngân hàng.

Vốn là một ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu, dưới sự lãnh đạo của ông Đỗ Minh Phú từ năm 2012, TPBank là một trường hợp điển hình của việc lột xác thành công. Khắc phục lỗ luỹ kế, lợi nhuận tăng trưởng gấp đôi ba năm liền, TPBank khiến nhà đầu tư không khỏi chờ đợi khi lên sàn. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng hình ảnh vàng tím của TPBank hiện hữu phổ biến và để lại nhiều ấn tượng đối với nhóm khách hàng bán lẻ trong thời gian gần đây.

tre gia mang moc diem nhan mua dai hoi ngan hang nam 2018 Trái ngọt TPBank sau tái cơ cấu

Ngân hàng TMCPPhương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SaiGonBank),… cũng là những cái tên được nhắc đến về kế hoạch lên sàn thời gian tới.

tre gia mang moc diem nhan mua dai hoi ngan hang nam 2018
Một số ngân hàng dự kiến niêm yết trong năm 2018. (Nguồn: VDSC)

Vẫn còn một số ngân hàng chưa có thông báo về phiên họp Đại hội thường niên năm 2018, nhưng nhìn vào bức tranh ngân hàng thời gian vừa qua, nhân sự cấp cao, niêm yết lên sàn và vấn đề "muôn thưở" cổ tức sẽ là những vấn đề được bàn luận sôi nổi.

Tuệ An