Trái ngọt TPBank sau tái cơ cấu
Chuyện bán lẻ và ngân hàng số của TPBank | |
TPBank chốt tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài dưới 24,9% | |
Cú nhảy vọt trong lợi nhuận ngân hàng và câu chuyện 'kiến chọi voi' |
Trái ngọt của quá trình tái cơ cấu Ngân hàng TCMP Tiên Phong (TPBank) không thể bỏ qua con số lợi nhuận trước thuế hơn 1.200 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 70% so với năm 2016 và là mức cao nhất trong lịch sử, đưa TPBank góp mặt và những nhà băng lãi nghìn tỷ trên thị trường.
Đvt: tỷ đồng. (Biểu đồ: TV tổng hợp). |
Thu nhập từ lãi thuần tiếp tục đóng góp chính vào kết quả kinh khi đạt 3.172 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần. Song sự tăng trưởng ngoạn mục đến từ hoạt động dịch vụ mới đáng chú ý khi lãi 165 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần năm trước. Điều này nhờ vào tăng phí dịch vụ thanh toán do đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ trong hoạt động tín dụng, thanh toán cũng như kênh bancassurance triển khai vào đầu năm 2017. Hơn nữa thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng đáng kể lên hơn 222 tỷ đồng, gấp trên 3 lần năm trước.
Tăng trưởng cho vay khách hàng trong năm qua của TPBank đạt đến 38% lên 63.423 tỷ đồng. Năm 2016, TPBank cũng có mức tăng trưởng tín dụng khá cao với hơn 40%.
Tuy nhiên, theo dự báo mới đây của Công ty Chứng khoán MB (MBS), sức ép cạnh tranh trong mảng tín dụng cá nhân, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng gia tăng không chỉ giữa các ngân hàng vừa và nhỏ mà còn đẩy mạnh ở ngân hàng quốc doanh.
Vì vậy năm 2018, tăng trưởng tín dụng của TPBank được dự phóng giảm nhẹ ở mức 28% và NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) ở mức 3,53% do dự báo lãi suất tiền gửi toàn ngành ổn định trong nửa đầu 2018 trong khi lãi suất cho vay đầu ra có xu hướng giảm nhẹ để kích thích nền kinh tế, nên ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng thu nhập lãi thấp hơn là 22,5%.
Ngoài ra, chi phí trích lập dự phòng vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận trong 3 năm tiếp theo. Theo MBS, trích lập dự phòng rủi ro cao từ nợ xấu bán cho VAMC vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận của TPBank trong năm 2016 và các năm sắp tới, cụ thể tăng trưởng chi phí dự phòng đạt 102% năm 2016 và 56% trong 2017.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng (chưa bao gồm nợ VAMC) ở mức 0,75% năm 2016 và 2017 ở mức 1,08%. Nếu bao gồm cả khoản nợ bán cho VAMC, mức NPL (tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ) của ngân hàng vẫn duy trì dưới 3%.
Tỷ lệ nợ nhóm 5 được xử lý bằng nguồn dự phòng của ngân hàng ở mức thấp và tăng nhẹ, đạt 16% và 21% trong năm 2015 và 2016 nên khoản tăng thu nhập khác từ xử lý nợ xấu không đáng kể. Tỷ lệ dự phòng trên lợi nhuận hoạt động kinh doanh 2016 và 2017 đều xấp xỉ ở mức 28%, và dự báo duy trì khoảng 20% trong ba năm tới.
Ước tính lợi nhuận trước thuế 2018 gần 2.000 tỷ đồng
MBS đánh giá TPBank có quy mô vừa và nhỏ nên khả năng thay đổi để tăng trưởng khá linh hoạt với lợi thế từ các cổ đông chiến lược, nhưng trong giai đoạn vừa hoàn tất bù đắp lỗ lũy kế và thặng dư âm nên các chỉ số tài chính vẫn còn biến động.
Trong năm 2018, MBS dự phóng tăng trưởng doanh thu phí dịch vụ của TPBank khoảng 60% do định hướng chung của Ngân hàng vẫn tập trung mở rộng doanh thu phí dịch vụ. Tuy nhiên, khoản tăng từ chứng khoán đầu tư sau khi loại phần tăng do bán trái phiếu chính phủ sẽ không đáng kể trong năm 2018 và ngân hàng kết thúc năm 2017 vẫn chưa có dấu hiệu đầu tư vào chứng khoán kinh doanh. Vì vậy tăng trưởng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng được MBS dự phóng đạt 33% trong 2018, thấp năm 2017.
Theo đó, MBS dự báo TPBank sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 2018 nhưng không đột phá so với 2017, đạt lợi nhuận trước thuế 1.994 tỷ đồng trong năm 2018, tăng 44% và ROEA đạt 19,8%.
6 năm hoàn tất xóa lỗ lũy kế và bù đắp thặng dư vốn âm
Hoạt động kinh doanh kém hiệu quả năm 2011 dẫn đến hậu quả TPBank lỗ lũy kế và thặng dư vốn âm kéo dài. Năm 2011, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 1.371 tỷ đồng và năm 2012 Ngân hàng buộc phải tăng vốn điều lệ thông qua phát hành mới dưới mệnh giá với giá 4.500 đồng/cp.
TPBank ghi nhận thặng dư âm vốn chủ sở hữu 1.020 tỷ đồng trong năm này. Lợi nhuận sau thuế giữ lại của ngân hàng giai đoạn 2013-2015 chủ yếu giải quyết phần thâm vốn chủ sở hữu do lỗ lũy kế, và thặng dư âm bắt đầu được bù đắp vào từ năm 2016. Vì vậy, TPBank vẫn chưa có kế hoạch chia cổ tức cụ thể. Tại thời điểm cuối năm 2017, thặng dư ấm cần bù đắp khoảng 234 tỷ đồng.
(Biểu đồ: TV tổng hợp). |
Được biết, khoản lỗ lớn xuất phát từ hoạt động tăng trưởng tín dụng và quản trị rủi ro kém hiệu quả của TPBank trước khi thay đổi cổ đông lớn. Thu nhập lãi thuần 159 tỷ đồng trong năm 2011 chủ yếu do tín dụng đầu ra giảm mạnh 30% trong khi phí lãi vay không đổi. Các hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán và dịch vụ không khả qua lần lượt lỗ 649 tỷ đồng và 109 tỷ đồng.
Riêng chi phí hoạt động trong năm 2011 tăng đáng kể từ 196 tỷ đồng năm 2010 lên 1.294 tỷ đồng năm 2011 do khoảng tăng 1.036 tỷ đồng từ việc trích lập dự phòng bắt buộc 50-100% theo yêu cầu Cơ quan điều tra chủ yếu cho cho các khoản cho vay tổ chức tín dụng thuộc diện tái cấu trúc (Ngân hàng TMCP Sài Gòn, NH Phương Tây, NH Đại Tín), các khoản ủy thác đầu tư cho Công ty Quản lý Quỹ Lộc Việt và đặt cọc môi giới trái phiếu tại CTCP Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín, Chứng khoán Phương Đông.
Về chất lượng nợ, theo ghi nhận của MBS, mặc dù các chỉ số nợ xấu năm 2011 ghi nhận NPL rất thấp 0,7% nhưng chỉ số này được điều chỉnh lại theo thực tế khi bắt đầu tái cấu trúc năm 2012 với tỷ lệ 3,7% và 2,3% (chưa bao gồm nợ xấu bán cho VAMC) và các khoản ủy thác, đặt cọc đầu tư có khả năng không thu hồi được buộc phải trích lập dự phòng theo tỷ lệ 50-100%.
Đầu năm 2012, Chủ tịch Đỗ Minh Phú và Công ty Vàng bạc Đá quý Doji mua lại gần 20% cổ phần TPBank với mức dưới mệnh giá và góp phần vực dậy ngân hàng với những thay đổi trong nhận diện thương hiệu và định hướng hoạt động.
Năm 2016, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB Group) góp vốn vào ngân hàng với tỷ lệ sở hữu 4,35% thông qua cổ phiếu ưu đãi cổ tức. Tháng 12/2017, TPBank và Quỹ đầu tư PYN Fund Management đã ký kết hợp đồng mua bán cổ phần. Theo đó, PYN Elite Fund sẽ sở hữu 4,99% vốn sau phát hành của TPBank với giá trị gần 40 triệu USD. Việc thay đổi cơ cấu cổ đông chiến lược tạo thêm nhiều mảng cơ hội kinh doanh cũng như quản trị rủi ro cho ngân hàng.