|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Top 10 thị trường có giá nhập khẩu phế liệu sắt thép cao nhất 6 tháng 2020

14:23 | 05/08/2020
Chia sẻ
Việt Nam nhập khẩu khoảng 2,61 triệu tấn phế liệu sắt thép nửa đầu năm nay với giá bình quân 254,2 USD/tấn, qua đó nước ta đã chi gần 664 triệu USD để nhập nhóm hàng này.

Số liệu của Tổng cục Hải quan ghi nhận nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại riêng tháng 6 đạt 449.142 tấn trị giá 110,2 triệu USD, giá trung bình 245,3 USD/tấn. So với cùng kì 2019 tăng 6% về lượng, giảm 14% về kim ngạch và giảm 19,1% về giá.

Tính chung 6 tháng đầu năm nay nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt 2,61 triệu tấn trị giá gần 664 triệu USD, giá trung bình 254,2 USD/tấn. So cùng kì tăng 8,6% về lượng, nhưng giảm 13% kim ngạch và giảm 20% về giá.

Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Nhật Bản chiếm nhiều nhất với 58% tổng lượng và 63% tổng kim ngạch mặt hàng này của cả nước.

Cụ thể đạt 1,52 triệu tấn tương đương 415 triệu USD, giá trung bình 273,6 USD/tấn. So cùng kì tăng đến 76% lượng, tăng 40% kim ngạch nhưng giảm 21%.

Mỹ đứng thứ hai với 334.463 tấn trị giá 85 triệu USD, giá 254,1 USD/tấn, chiếm gần 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch. So cùng kì giảm 21% về lượng, giảm 40% về kim ngạch và giảm 24% về giá.

Top 10 thị trường Việt Nam nhập khẩu phế liệu sắt thép nhiều nhất 6 tháng 2020

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Xét về giá thì phế liệu sắt thép từ Nam Phi có mức cao nhất 369 USD/tấn; kế đến là từ Ireland 309 USD/tấn, Singapore 288 USD/tấn. Trong khi đó thị trường cung cấp nhóm hàng này nhiều nhất cho Việt Nam là Nhật Bản có mức giá nhập cao thứ 6, đạt 274 USD/tấn.

Top 10 thị trường có giá nhập khẩu phế liệu sắt thép cao nhất 6 tháng 2020

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Chi tiết nhập khẩu phế liệu sắt thép của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020 

Thị trường6 tháng đầu năm 2020So với cùng kì 2019 (%)Tỷ trọng (%)
Lượng 

(tấn)

Trị giá 

(USD)

Đơn giá 

(USD/tấn)

LượngTrị giáLượngTrị giá
Tổng cộng
2.611.537
663.810.675
254,2
8,6
-12,9
100
100
Nhật Bản
1.517.034
415.006.098
273,6
75,86
39,52
58,09
62,52
Mỹ
334.463
84.994.843
254,1
-21,24
-40,43
12,81
12,8
Hong Kong
212.029
55.202.140
260,4
16,75
-9,71
8,12
8,32
Australia
147.350
39.800.203
270,1
-38,88
-51,82
5,64
6
Singapore
39.299
11.315.167
287,9
-41,52
-50,59
1,51
1,71
Campuchia
30.510
8.031.653
263,2
8,97
-13,33
1,17
1,21
Philippines
24.700
7.049.342
285,4
-52
-59,72
0,95
1,06
Chile
24.551
6.792.271
276,7
-5,13
-21,67
0,94
1,02
Canada
21.319
5.673.282
266,1
-22,32
-38,43
0,82
0,86
Đài Loan
69.219
5.603.970
81,0
59,36
91,18
2,65
0,84
Bangladesh
31.704
1.882.733
59,4
2,16
87,82
1,21
0,28
UAE
19.741
1.401.400
71,0
 
0,76
0,21
New Zealand
2.840
742.645
261,5
-91,17
-93,08
0,11
0,11
Ireland
591
182.883
309,4
 
 
0,02
0,03
Nam Phi
161
59.452
369,3
 
 
0,01
0,01
Mexico
191
50.543
264,6
 
 
0,01
0,01

Ánh Dương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.