|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Tồn kho BĐS còn gần 23.000 tỷ đồng, giảm hơn 105.500 tỷ so với đỉnh ở quý I/2013

10:39 | 13/12/2018
Chia sẻ
Ông Vũ Văn Phấn cho biết, tính đến tháng 11/2018, tổng giá trị tồn kho BĐS còn gần 23.000 tỷ đồng, so với lúc đỉnh điểm ở quý I/2013 đã giảm đến hơn 105.500 tỷ đồng.
ton kho bds con gan 23000 ty dong giam hon 105500 ty so voi dinh o quy i2013 Người Việt vẫn chủ yếu tìm mua nhà đất thay vì chung cư; đất nền Đông Anh tăng giá 10% trong năm qua
ton kho bds con gan 23000 ty dong giam hon 105500 ty so voi dinh o quy i2013 Tồn kho bất động sản vẫn lớn

Tại Hội thảo Xu hướng và Cơ hội đầu tư bất động sản (BĐS) 2019 do CafeLand tổ chức mới đây, ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, cho biết, tính đến tháng 11/2018, tổng giá trị tồn kho BĐS còn gần 23.000 tỷ đồng, so với lúc đỉnh điểm ở quý I/2013 đã giảm đến hơn 105.500 tỷ đồng.

“Thị trường BĐS năm 2018 tiếp tục phát triển ổn định, không có nhiều biến động, không chỉ thể hiện qua số liệu tổng giá trị tồn kho BĐS tiếp tục giảm, mà số lượng giao dịch cũng khá ổn định, giá cả không biến động nhiều so với năm 2017, cơ cấu hàng hóa ngày càng được điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu thực của thị trường”, ông Phấn nhận định.

ton kho bds con gan 23000 ty dong giam hon 105500 ty so voi dinh o quy i2013
Ông Phấn nhận định, thị trường BĐS năm 2018 tiếp tục phát triển ổn định, không có nhiều biến động. (Ảnh: Hiếu Quân)

Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Vũ Văn Phấn đồng thời cũng cảnh báo về 6 vấn đề nổi cộm đang tồn tại ở thị trường BĐS của Việt Nam.

(1) Đầu tiên cũng chính là vấn đề tồn kho BĐS. Tuy tổng giá trị hàng tồn kho không ngừng giảm nhưng lượng tồn kho năm 2018 vẫn còn khá lớn (khoảng 23.000 tỷ đồng), tập trung trong những dự án nằm ở xa trung tâm các đô thị, hạ tầng hầu như chưa có hoặc chưa hoàn thiện.

(2) Cơ cấu sản phẩm vẫn có sự mất cân đối cung – cầu. Nguồn cung nhà ở trung cao cấp đang dư thừa, còn nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp đang thiếu dù nhu cầu của thị trường đang rất lớn. Thị trường chỉ có khoảng 20 – 30% nhu cầu đối với sản phầm nhà ở thuộc phân khúc trung cao cấp (giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên); còn phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ (dưới 25 triệu đồng/m2) lại có nhu cầu đến 70 – 80%. Riêng loại hình nhà ở xã hội hiện mới hoàn thành 3,92 triệu m2, đạt khoảng 31% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở là đến năm 2020 cần đạt 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội.

(3) Trong khi nhu cầu về nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, giá rẻ của thị trường vô cùng lớn, pháp luật lại chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phân khúc này.

(4) Việc giao đất, cho thuê đất, đầu tư kinh doanh các dự án du lịch nghỉ dưỡng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu biệt thự du lịch, căn hộ du lịch cho người mua còn chưa thống nhất, chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

(5) Tại một số khu vực như Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phúc Quốc (Kiên Giang), khu vực sân bay Long Thành (Đồng Nai), các địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh (như Hà Nội và TP HCM) trong năm 2017 và những tháng đầu năm 2018 xảy ra tình trạng sốt đất cục bộ, giá bán đất nền tăng đột biến.

(6) Cuối cùng là tình trạng tranh chấp trong quản lý, sử dụng nhà chung cư giữa chủ đầu tư, ban quản trị và cư dân vẫn còn diễn ra ở nhiều tòa nhà chung cư.

Xem thêm

Hiếu Quân