|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thuế thép và nhôm có thể tác động mạnh đến hoạt động sản xuất ở Mỹ

08:18 | 11/02/2025
Chia sẻ
Châu Á và châu Âu đã cảnh báo quyết định áp thuế thép và nhôm của ông Trump sẽ tác động đối với giá cả, lợi nhuận và sản lượng của các các công ty sản xuất ở Mỹ, đồng thời làm dấy lên lo ngại rộng hơn rằng chúng có thể đẩy lạm phát tăng cao và làm chậm lại hoạt động kinh tế, theo Reuters.

 

Theo dữ liệu từ Viện Sắt và Thép Mỹ, Canada, Brazil, Mexico, Hàn Quốc và Việt Nam là những nhà cung cấp thép lớn nhất vào thị trường Mỹ, trong khi Canada là nhà cung cấp nhôm nhập khẩu chủ yếu.

Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố hôm thứ Hai rằng họ sẽ có biện pháp bảo vệ lợi ích của EU, trong khi Bộ Công nghiệp Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với các nhà sản xuất thép để thảo luận về các biện pháp giảm thiểu tác động của thuế quan tiềm năng.

"Chúng tôi lo ngại rằng thay đổi này có thể dẫn đến giá xuất khẩu tăng cao và làm giảm khối lượng xuất khẩu theo hạn ngạch 70%," một lãnh đạo tại Hyundai Steel cho biết, đề cập đến hạn ngạch miễn thuế hàng năm của Hàn Quốc, chiếm 70% tổng lượng thép xuất khẩu trung bình sang Mỹ giai đoạn 2015-2017, theo thỏa thuận từ nhiệm kỳ đầu tiên của Trump.

Công ty Hyundai Steel, đơn vị cung cấp thép cho các nhà máy sản xuất ô tô của Hyundai và Kia tại Mỹ, trước đó đã tuyên bố đang xem xét xây dựng một nhà máy thép mới tại Mỹ để giảm tác động từ các mức thuế tiềm năng của ông Trump.

Ông Chu Xinli, nhà phân tích tại China Futures, cho biết nhu cầu tại Mỹ sẽ bị giảm do giá cả tăng cao và sự sụt giảm nguồn thép nhập khẩu – một nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất ô tô, thiết bị gia dụng và xây dựng.

"Những lô hàng thép vốn dự định xuất sang Mỹ sẽ được chuyển hướng sang các quốc gia và khu vực khác, chẳng hạn như EU và các nước châu Á, điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi trong mô hình thương mại thép toàn cầu," ông Chu nhận định.

Kế hoạch của Donald Trump về việc áp thuế mới 25% đối với thép và nhôm đã khiến giá cổ phiếu của các nhà sản xuất Mỹ tăng mạnh trong đầu phiên giao dịch hôm thứ Hai, trong khi cổ phiếu của các nhà sản xuất nước ngoài giảm do lo ngại về sự gián đoạn dòng chảy hàng hóa và nhu cầu suy giảm.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất hai kim loại này tại Mỹ đã tăng vọt, với Nucor, nhà sản xuất thép lớn nhất Mỹ, tăng 9,5% và Century Aluminum tăng 8,5%.

Ngược lại, cổ phiếu của các nhà sản xuất tại các quốc gia khác lại giảm. ArcelorMittal, nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, giảm 2,2%, trong khi Hyundai Steel của Hàn Quốc mất tới 2,9%, cùng với sự sụt giảm chung trong ngành thép Hàn Quốc.

Nhu cầu thép, nhôm có thể giảm

Tác động của các mức thuế có thể rất rộng.

Việc áp thuế sẽ đẩy giá kim loại lên cao đối với các khách hàng công nghiệp tại Mỹ. Điều này được phản ánh qua việc phí bảo hiểm mà khách hàng Mỹ phải trả so với giá trên sàn của nhôm đã tăng 9,9% lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2022

"Tôi cho rằng các nhà sản xuất Mỹ sẽ phải chấp nhận giá cao hơn do mức thuế 25% này. Mỹ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, khoảng 40%-45% đối với nhôm và 12%-15% đối với thép," ông Daniel Hynes, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại ANZ ở Sydney, nhận định.

Một số lô hàng nhôm vốn được chuyển sang Mỹ sẽ bị chuyển hướng sang châu Âu, khiến phí bảo hiểm đối với nhôm vật chất tại khu vực này giảm xuống, theo một nhà giao dịch.

Các biện pháp này sẽ "dẫn đến việc gia tăng thêm dòng hàng chuyển hướng sang châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực nhập khẩu vốn đã tồn tại do tình trạng dư cung từ Trung Quốc và nhiều quốc gia khác," ông Olaf Reinecke, Chủ tịch Hiệp hội Thép Đức và CEO của Salzgitter, nhận xét.

Một số quốc gia đang tìm cách được miễn trừ khỏi mức thuế của Trump.

Bộ trưởng Thương mại Australia cho biết xuất khẩu thép và nhôm của nước này sang Mỹ giúp tạo ra "những công việc lương cao cho người Mỹ" và đóng vai trò quan trọng trong lợi ích quốc phòng chung. Do đó, Canberra đang thúc giục Washington xem xét miễn trừ thuế quan cho Australia. Bà Charu Chanana, chiến lược gia đầu tư trưởng tại ngân hàng Saxo (Singapore), cho rằng nhu cầu chậm lại có thể làm giảm tác động lạm phát tiềm ẩn từ thuế quan.

"Điều đáng lo ngại hơn là sự bất ổn và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng lan rộng trên phạm vi toàn cầu," bà nói.

 

H.Mĩ

Doanh nghiệp chăn nuôi phất cao khi giá heo lập đỉnh, riêng heo ăn chuối của bầu Đức ngậm ngùi báo lỗ
Nhờ chi phí thức ăn chăn nuôi ở mức thấp, trong khi giá heo hơi biến động đi lên do thiếu nguồn cung nên các công ty như Dabaco, Nông nghiệp BaF,... đã tận dụng được cơ hội để gia tăng đàn, nhờ đó có lợi nhuận cả năm tăng trưởng đột biến so với 2023.