|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thức ăn chăn nuôi: Khó tiêu thụ

14:59 | 05/11/2019
Chia sẻ
Không chỉ làm cho người chăn nuôi lao đao, hệ lụy của bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) còn khiến những đại lý kinh doanh thức ăn gia súc, doanh nghiệp sản xuất thức ăn gặp nhiều khó khăn.

Theo lời của bà Lê Thị Nga, chủ đại lý cấp 1 cho một hãng thức ăn gia súc, gia cầm tại phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tình trạng thức ăn gia súc chất đống trong kho, ế ẩm là tình trạng chung mà các đại lý chăn nuôi ở Nghệ An gặp phải từ sau đại dịch tả lợn châu Phi.

“Bình thường trước đây mỗi ngày tôi xuất kho cả mấy tấn thức ăn gia súc, nay lợn tiêu hủy, dịch bệnh kéo dài nên ế ẩm, không tiêu thụ được” - bà Nga chia sẻ.

Thức ăn chăn nuôi: Khó tiêu thụ - Ảnh 1.

Ế ẩm là tình trạng chung mà các đại lý thức ăn chăn nuôi ở Nghệ An gặp phải

Cùng chung cảnh ngộ, cửa hàng thức ăn gia súc ở khối 15 thị trấn Hưng Nguyên (Nghệ An) của chị Hoàng Thị Hoa cũng rơi vào tình trạng ế ẩm. “Ở Hưng Nguyên, lợn dịch, tiêu hủy nhiều, tổng đàn giảm, thời gian tái đàn chưa xác định nên lượng thức ăn bán ra cũng giảm. Nhiều hộ đang có lợn cũng mua cầm chừng vì sợ để lâu thức ăn mất giá trị dinh dưỡng” - chủ cửa hàng tâm sự.

Ông Nghiêm Xuân Bảo - Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hưng Nguyên - cho biết: Hiện tổng đàn lợn trên địa bàn huyện giảm sút mạnh (đã tiêu hủy gần 7.000 con/19.000 con, giảm gần 40% so với trước). Tổng đàn giảm, trong khi người dân không được tái đàn nên kéo theo các đại lý kinh doanh thức ăn trên địa bàn huyện cũng bị ảnh hưởng, kinh doanh ngưng trệ, ế ẩm.

Không chỉ lượng hàng bán ra ít, hoạt động buôn bán bị đình trệ mà một số nơi, nhiều đại lý đối mặt với khó khăn khi số nợ xấu tăng. Bởi nhiều hộ kinh doanh thức ăn gia súc bán cho người chăn nuôi đến khi xuất chuồng mới thu hồi tiền. 

Bà Nguyễn Thị Hà - đại lý thức ăn chăn nuôi ở chợ Sa Nam, Thị trấn Nam Đàn - cho hay, qua đợt dịch tả này, số nợ mấy trăm triệu đồng của người chăn nuôi trở thành “nợ xấu” vì họ thua lỗ, chưa biết đến khi nào mới trả.

Về phía người chăn nuôi, sau dịch tả tấn công, lợn tiêu hủy, nhiều hộ chăn nuôi, chuồng trống không thức ăn vẫn tồn kho khá lớn song thời điểm hiện tại, họ không thể đem trả cho đại lý, cũng không bán lại cho các hộ chăn nuôi khác vì lo sợ dịch bệnh nên đành khóa kho chờ khi dịch được khống chế sẽ tái đàn. Họ mong muốn sớm nhận được tiền hỗ trợ của nhà nước, được giãn nợ để có thể trụ lại trong tình cảnh khó khăn hiện nay.

Theo ông Đặng Văn Minh - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Nghệ An - khuyến cáo, thời điểm hiện tại chưa được tái đàn, bà con phải chờ ít nhất là 6 tháng để khử trùng chuồng trại, tiêu diệt mầm bệnh. 

Trong thời gian đó, nhiều người chuyển hướng sang chăn nuôi trâu, bò, dê (đối với các địa phương vùng nông thôn, miền núi) hoặc nuôi gà theo hướng an toàn sinh học… Do đó, các cơ sở thức ăn chăn nuôi cũng cần nắm bắt xu hướng này để đa dạng hóa các mặt hàng, giảm thức ăn cho lợn, tăng nguồn thức ăn và các loại thuốc thú y cho trâu, bò, dê, gà, thủy sản…

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Nghệ An vào đầu tháng 3/2019 đến cuối tháng 10/2019 đã xảy ra tại 350 xã của 21/21 huyện, thành, thị. Tổng số lợn buộc tiêu hủy gần 80.000 con với tổng trọng lượng gần 4.000 tấn.



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Trinh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.