|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thống đốc NHNN giao loạt nhiệm vụ xử lý nợ xấu

22:13 | 19/09/2018
Chia sẻ
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng vừa ban hành Chỉ thị, giao hàng loạt nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc NHNN, VAMC và các TCTD trong việc tập trung xử lý nợ xấu.
thong doc nhnn ban hanh chi thi giao loat nhiem vu xu ly no xau Agribank bán cả một nhà máy thủy điện để xử lý nợ xấu
thong doc nhnn ban hanh chi thi giao loat nhiem vu xu ly no xau VAMC đặt kế hoạch xử lý 32.000 tỷ đồng nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt trong năm 2018

Ngày 17/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu sau một năm thực hiện Nghị quyết số 42, Quyết định số 1058, Chỉ thị số 32 và Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017.

Chỉ thị yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, VAMC và các TCTD triển khai nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm.

Nhiệm vụ của các ngân hàng và VAMC

Thống đốc yêu cầu lãnh đạo TCTD gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các TCTD chỉ đạo sát sao công tác triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058.

Chỉ thị lưu ý TCTD áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, đảm bảo mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được NHNN phê duyệt/chấp thuận.

Bên cạnh đó, TCTD cần tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nội dung, giải pháp phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đảm bảo đúng lộ trình đề ra.

Các TCTD khẩn trương trình phê duyệt và/hoặc triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử nợ xấu, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về lãi suất, huy động vốn. Bên cạnh đó, TCTD cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với VAMC triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu trên toàn hệ thống.

Các TCTD thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, kịp thời báo cáo NHNN những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị liên quan đến Nghị quyết 42 và Quyết định 1058 trong quá trình hoạt động để được xem xét, xử lý.

thong doc nhnn ban hanh chi thi giao loat nhiem vu xu ly no xau
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Thống đốc chỉ thị đơn vị tiếp tục tổ chức triển khai các giải pháp quy định tại Quyết định phê duyệt Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017-2010 và hướng tới 2022.

VAMC cần triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu VAMC đã mua; Đẩy mạnh hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt, đồng thời áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong việc mua bán nợ theo giá trị thị trường.

VAMC tăng cường phối hợp với TCTD để rà soát, phân loại, đánh giá lại tài sản bảo đảm và các khoản nợ xấu đã mua để xác định khả năng thu hồi nợ và có giải pháp xử lý phù hợp; Kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc, kiến nghị với NHNN nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, mua bán nợ xấu; hằng năm, tổng hợp kết quả, các biện pháp xử lý nợ xấu đề đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu gửi NHNN.

Trách nhiệm của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng triển khai đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc NHNN về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, chỉ đạo các TCTD, VAMC triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tại Quyết định 1058 và Nghị quyết 42.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cần khẩn trương hoàn thiện, trình Thống đốc NHNN ban hành các Thông tư hướng dẫn Luật về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho các TCTD triển khai hiệu quả Nghị quyết 42 và Quyết định 1058. Bên cạnh đó, cần phối hợp với Vụ Pháp chế rà soát, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại đối với các TCTD yếu kém, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Cơ quan này cần tăng cường thanh tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 42, phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 của các TCTD, VAMC, đồng thời tăng cường giám sát, chỉ đạo các TCTD thực hiện nghiêm túc Chỉ thị về tăng cường phòng chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đầu mối tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 1058 để kịp thời kiến nghị, đề xuất xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Bên cạnh đó, cần theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng.

Xem thêm

Tuệ An

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.