|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thời tiết cực đoan đang tác động tiêu cực tới sản lượng gạo tại Đông Nam Á

16:55 | 24/09/2018
Chia sẻ
Những biến động thời tiết và khí hậu thất thường tại Đông Nam Á đang khiến các quốc gia sản xuất lương thực chính trong khu vực chịu tác động nặng nề.

Có vẻ như đang có quá nhiều hoặc quá ít nước tại các quốc gia của khu vực Đông Nam Á. Trong vòng ba tháng qua, những cơn mưa lớn và lũ lụt trên khắp Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam và Philippines, đã trở nên tồi tệ hơn bởi các trận bão nhiệt đới Sơn Tinh, Ampil, Joe, và mới đây nhất là siêu bão Mangkhut. Điều này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, gồm sự cố vỡ đập Champasak của Lào và đập Swar của Myanmar.

Indonesia cũng không tránh được ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, nhưng vấn đề của quốc gia này là quá ít nước. Trải qua một mùa nắng nóng kéo dài, chịu tác động từ những điều kiện khô hạn tại Australia, Indonesia ước tính có 5 triệu người từ 4.000 làng tại 11 tỉnh đang đối mặt với tình trạng thiếu nước kể từ tháng 7. Theo Cơ quan Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia, những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Banten, West Java, Central Java, Yogyakarta, East Java, West Nusa Tenggara, East Nusa Tenggara và Lampung.

Theo sau một chuỗi các sự kiện khí tượng thủy văn xung quanh khu vực, hầu hết liên quan tới những trung tâm nông nghiệp quan trọng, nhiều chuyên gia lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng tới an ninh lương thực trong khu vực.

Những cánh đồng lúa trên khắp vùng Mekong tại Lào, Việt Nam, Campuchia và Myanmar bị nhấn chìm bởi những trận lũ từ mưa lớn và vỡ đập. Tại một số khu vực, mùa mưa lớn đến quá sớm và các biện pháp giải quyết lũ lụt không thành công đã ngăn chặt hoạt động thu hoạch vụ lúa, phá hoạt mùa màng và giảm sản lượng tới 30%. Nó cũng làm gia tăng chi phí khẩn cấp.

Tại Philippines, cơn bão Mangkhut đi vào đất liên khi giá thực phẩm đã ở mức cao, với mùa màng tại các khu vực bị tần phá chỉ còn cách thời điểm thu hoạch 15%. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines (DA), ông Emmanuel Piñol, cho biết siêu bão Mangkhut được dự báo ảnh hưởng 1,22 triệu ha diện tích lúa và ngô, tương đương với 74.000 – 176.000 tấn bị tàn phá.

“Về cơ bản, gạo sẽ thiệt hai tới khoảng 3,6 tỷ peso Philippines (tương đương 66,6 triệu USD). Trong tình huống xấu nhất, có thể lên tới 7,9 tỷ peso Philippines (tương đương 146 triệu USD). Đối với ngô, ước tính tổn thất vào khoảng 2,7 tỷ peso (tương đương 50 triệu USD) trong một kịch bản bình thường. Còn ước tính tệ nhất là 3,1 tỷ peso (tương đương 57 triệu USD)”, ông Piñol phát biển tại một hội thảo diễn ra tại Malacañang hôm 20/9. Thứ Hai (24/9), DA cũng đề xuất nhập khẩu bổ sung 132.000 tấn gạo để quyết quyết vấn đề thiếu lương thực tại khu vực phía Nam quốc gia này.

thoi tiet khac nghiet tac dong tieu cuc toi san luong gao tai dong nam a
Ảnh: AFP.

Trên đảo Java của Indonesia, khu vực chịu tác động nặng nề nhất của mùa khô hạn kéo dài, một số hộ nông dân cho biết, đã không có bất kỳ một cơn mưa nào trong 4 tháng và lo ngại về ảnh hưởng kéo dài tới thu nhập gia đình.

Theo một người trồng lúa tại Tangerang, Nurdin, miền Tây Jakatar, thu hoạch của gia đình ông trong mùa vụ này giảm so với những mùa trước đó. Cụ thể, sản lượng gạo của gia đình ông trong vụ này giảm còn 250 kg, chỉ chiếm khoảng 5% trong mức sản lượng bình thường là 5 tấn. Vì cây trồng đã ngừng phát triển và rễ cây bị chết, ông nói rằng đây là một vụ mùa thất bại.

Còn tại Việt Nam, bất chấp những sự kiện khí tượng thủy văn mang có sức tàn phá lớn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn lạc quan sản lượng gạo và xuất khẩu mùa vụ có thể không bị ảnh hưởng đáng kể. Nguyên nhân là vì người trồng lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành 40% thu hoạch vụ Hè – Thu trước cơn lũ, với phần còn lại được hoàn thành trước khi kết thúc tháng 8.

Tuy nhiên, các cơ quan Indonesia không được kiên định như vậy. Tháng 8, Bộ Thương mại Indonesia đề nghị nhập khẩu 2 triệu tấn gạo vào năm 2018 để duy trì giá thị trường của hàng hóa. Tuy nhiên, công ty kho vận nhà nước Bulog không chấp thuận sự cần thiết này. Người đứng đầu của công ty, ông Budi Waseso, cho biết không cần nhập khẩu gạo cho tới tháng 6/2019 vì quốc gia này dự trữ đủ lượng gạo.

Với vị trí địa lý và văn hóa, các quốc gia Đông Nam Á rất dễ bị tác động bởi sự thay đổi của thời tiết và khí hậu. Những cơn mưa mạnh và sớm một cách bất thường trong mùa này tại các quốc phía Bắc, cũng như mùa khô hạn kéo dài tại Indonesia sẽ tác động tới đời sống của người dân ở những quốc gia này.

Để đối mặt với những sự kiện tai ương liên tục, thông tin và sự phối hợp là yếu tố rất quan trọng. Ngay cả khi thiệt hại hạn chế không ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng quốc gia, người trồng gạo và người nghèo chắc chắn sẽ gánh chịu hậu quả nặng nền nhất từ cuỗi thảm họa môi trường mới nhất.

Xem thêm

Lyly Cao